Nhận lời mời của chương trình Tài chính tiêu dùng, sáng 17/8/2017. Viện trưởng, ThS. Lê Thị Lan Anh đã có buổi trao đổi trực tiếp với bạn xem đài trong cả nước với chủ đề “GIẢI PHÁP ĐỂ CON ĐƯỢC AN TOÀN KHI ĂN Ở TRƯỜNG”. Bằng kinh nghiệm thực tế trong công tác quản lý Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt, bếp ăn của hệ thống Trường Mầm non Xuân Phong Montessori, với vai trò chuyên gia và phụ huynh của 2 con; ThS. Lê Thị Lan Anh đã gợi ý 3 giải pháp giúp phụ huynh giám sát được chất lượng bếp ăn của trường.
1. Thành lập Ban thanh tra phụ huynh
Thông thường các trường mới chỉ có Ban phụ huynh trường, Ban Phụ huynh lớp mà chưa có Ban thanh tra hoặc nếu có thì vai trò còn khá mờ nhạt. Những trường muốn công khai, minh bạch tài chính, tăng cường kênh giám sát khách quan thì rất nên có Ban thanh tra phụ huynh.Ban thanh tra phụ huynh có vai trò tiếp nhận phản ánh về bữa ăn, được trực tiếp thanh kiểm tra đột xuất bữa ăn hàng ngày tại trường, công khai số điện thoại để phụ huynh/học sinh liên hệ khi bữa ăn có vấn đề…
2. Ban thanh tra học sinh:
Được phân công nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe tâm tư của, nguyện vọng của các bạn trong trường/lớp về bữa ăn hàng ngày. Có thể thâm nhập vào bếp bất kỳ giờ nào để quan sát và ghi chép lại những thông tin thu lượm được, thậm chí là chụp ảnh hoặc quay phim lại hoạt động của bếp, nguồn thực phẩm, quy trình làm bếp…
Khi có sự cố bữa ăn, Ban thanh tra học sinh chủ động khảo sát ý kiến của các bạn trong trường, lớp; tập hợp ý kiến khách quan. Sau đó phản ánh lại với BGH nhà trường, Thanh tra công đoàn trường và Ban thanh tra phụ huynh.
Để Ban thanh tra học sinh làm việc hiệu quả, học sinh cần được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách làm việc nhóm, cách lắng nghe, nhận định vấn đề, phản ứng nhanh và khách quan.
3. Ban thanh tra công đoàn trường:
Nhiều trường, giáo viên cũng ăn trưa tại bếp ăn tập thể. Khi công đoàn có Ban thanh tra thì cùng với Ban thanh tra phụ huynh, Ban thanh tra học sinh tạo thành thế chân vạc vững chắc, cánh tay nối dài khách quan, độc lập hỗ trợ nhà trường trong công tác giám sát vấn đề thực phẩm.Từ đó phụ huynh có thể yên tâm phần nào. Trên hết, là khi có các kênh giám sát độc lập, các nhà cung cấp thực phẩm hoặc vận hành bếp ăn từng bước hoàn thiện dịch vụ, nâng cao năng lực tổ chức bếp ăn, tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Nếu không làm tốt sẽ bị đào thải.
Bên cạnh đó, vai trò của cơ quản quản lý, của trường… được nhắc đến khá rõ trong phóng sự bên dưới. Mời quý vị cùng xem từ 9 phút 30 đến 19 phút 18.
Ban truyền thông
Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt.
Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt.