NHẬT TIÊN KIỀU & NGUYỆT TIÊN KIỀU: TƯ DUY KHÁC BIỆT, DUY NHẤT TẠI CHÙA THẦY

Chùa Thầy có từ rất lâu đời. Tục truyền rằng, xưa kia thiên sư Từ Đạo Hạnh (người làng Láng – Hà Nội), sau khi đã học được pháp thuật từ Ấn Độ trở về dựng gậy tích, ngày đêm tụng tập ở núi Sài (Sài Sơn). Sau đó, Người đi khắp bốn phương tham thiền vấn đạo.

Theo thuyết phong thủy thì chùa Thầy được xây dựng giữa hàm con rồng. Sân chùa là lưỡi rồng. Hai cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều hình cong, là hai mí mắt rồng. Hai ao con là 2 mắt rồng. Nhật Tiên Kiều ở phía đông; Nguyệt Tiên kiều ở phía tây, Hai cầu bắc qua ao rồng lên núi, do Trạng Bùng-Phùng Khắc Khoan (người làng Bùng, huyện Thạch Thất) xây cung tiến chùa Thầy vào năm 1602.

Lối vào chùa, du khách đi qua và chiêm ngưỡng 2 cầu Nhật – Nguyệt Tiên Kiều – lối kiến trúc phong thủy gần như DUY NHẤT tại các chùa Việt Nam.

Trải qua nhiều năm, Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều vẫn giữ được nét nguyên sơ, cổ kính rêu phong cùng năm tháng!

Đến Chùa Thầy vào những ngày trước lễ hội (lễ hội chính thức từ 5 đến 7 tháng 3 âm lịch), bạn sẽ được trải nghiệm trọn vẹn không khí tĩnh lặng, thanh nhàn; nét kiêu sa, cổ kính và duy nhất hiện có tại Chùa Thầy. Đồng thời, qua đó để thấy góc nhìn phong thủy của các bậc cao nhân xưa, sự sâu sắc, phong phú trong trí tưởng tượng của người cung tiến 2 cây cầu: Nhật Thiên Kiều, Nguyệt Thiên Kiều!!!

Trí tượng tưởng phong phú: điều cốt yếu làm nên những tư duy khác biệt -trải ngàn đời vẫn đúng!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.