BỆNH HOANG TƯỞNG TRONG GIÁO DỤC

Đi xe đạp, khi hỏng cần thợ sửa xe đạp, vậy nên nhiều “quán sửa xe đạp” đã ra đời. Đó là nhu cầu tất yếu của thời kỳ Hà Nội, Sài Gòn ngập tràn xe đạp.

Đến nay, ở quê, hiếm khi tìm thấy các quán sửa xe đạp. Ở các tỉnh/thành phố lớn thì hầu như quán sửa xe đạp “biến mất không tung tích”. Có ai đi xe đạp đâu mà cần thợ sửa. Nếu đi thì cũng là xe đạp điện. Xe đạp điện hỏng thì ra hãng hoặc vào quán sửa xe máy. Xe đạp và Thợ sửa xe đạp vì thế đã trở lên lạc hậu với thời cuộc.

Ngày nay, người thợ muốn sửa được xe đạp điện cũng phải nâng tầm tay nghề của mình lên hoặc buộc phải “chuyển ngành” đi học nghề sửa xe khác: xe máy, ô tô,… nếu không, chắc chắn thất nghiệp hoặc phá sản.

Đấy, đến 1 nghề đơn giản như sửa xe đạp, nếu không đầu tư học hỏi để theo kịp thời cuộc thì cũng mất nghiệp như chơi.

Huống hồ nghề giáo.

Kiến thức trong trường được học từ những cuốn sách hàng chục năm trước. Nếu bạn cứ dạy trẻ hàng ngày bằng mớ kiến thức cùn mòn, hoen gỉ, cũ kỹ, lạc hậu của thời kỳ xe đạp thì làm sao bạn có đủ tầm tư duy giúp trẻ “chạm” vào thế kỷ của ô tô tự lái, máy bay tàng hình???

Thợ sửa xe đạp hưởng lương theo kiểu xe đạp.

Thợ sửa ô tô hưởng lương theo kiểu ô tô.

Và đương nhiên, thợ sửa máy bay có tầm của lương máy bay chứ.

Nghề giáo cũng phân địch rõ về TẦM như vậy. Chỉ là bạn định vị mình ở TẦM nào và đặt mục tiêu để phấn đấu TẦM đó mà thôi.

Mang hiểu biết xe đạp để dạy người ta chế biến ô tô là hoang tưởng.