BẠN CẦN GÌ KHI MỞ TRƯỜNG MONTESSORI?

Khởi sự giáo dục Montessori hay một phương pháp giáo dục mới nào đó! Có cái tâm thôi chưa đủ! Mà cần tổng hợp rất nhiều thứ, có thêm cái nào hay cái đấy. Không có thì chí ít bạn cần có những điều dưới đây:
1. SỰ HIỂU BIẾT
Đó là sự hiểu biết về lĩnh vực mình đang làm. Bạn nhất định phải là người hiểu rõ nhất hoặc gần bằng cô giỏi nhất trong trường hoặc nắm được những điều cốt lõi. Tại sao lại quan trọng? Bởi vì bạn mang trọng trách là một người dẫn đường! Mà một người dẫn đường mà bị “mù đường” thì chắc chắn cả đội nhóm sẽ đi lòng vòng, quanh co. Mất thời gian, mất công sức thậm chí gặp phải nguy hiểm. Có hiểu biết chúng ta cũng sẽ vạch ra được tốt hơn những cái để chuẩn bị ban đầu mà không bị thừa thãi hay thiếu hụt.
Thường thì chúng ta sẽ có một giải pháp đó là thuê người giỏi hơn về làm việc cho mình. Ok thôi ạ! Nhưng chắc chắn sẽ có lúc bạn bị dắt mũi hoặc khi người đó cần sự trợ giúp hoặc có mâu thuẫn về giải pháp thì bạn khó lòng đưa ra được quyết định đúng đắn. Mà chúng ta nhớ rằng! Một người giỏi bao giờ cũng thích làm việc với một người giỏi hơn mình!
Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này? Chẳng có cách nào khác là bạn phải sống chết nghiên cứu về nó hoặc bạn phải có một trí thông minh hơn người và có chắc nịch những yếu tố khác!
Học Montessori ở đâu? Bây giờ rất nhiều lựa chọn để đăng ký theo học. Quan trọng là tâm thế học tập của mình như thế nào để có thể ứng dụng những điều tuyệt vời của Montessori vào thực tế?
2. ĐỘNG LỰC
Lẽ ra cái này mình muốn đặt đầu tiên. Nhưng có những cái khi chúng ta hiểu rõ cái mình đang làm là gì? Giá trị của nó ở đâu thì chúng ta mới có động lực phát triển lâu dài. Thêm nữa động lực có thể nảy sinh ở mỗi giai đoạn rất khác nhau bởi vậy việc cần thiết là phải luôn luôn tìm ra động lực và nuôi dưỡng nó. Động lực càng nhiều thì ngọn lửa dẫn đường để giúp chúng ta tiến về phía trước ngày càng sáng rõ.
Trường hợp bạn cần cân nhắc thật kỹ có nên mở trường hay không là khi bạn mở trường vì con! Vì sao ư?! Độ tuổi quan trọng nhất 0 – 6 tuổi! Và người quan trọng bên cạnh nhất lúc này là người mẹ! Bạn có chắc chắn rằng khi bạn mải mê tìm kiếm sự hiểu biết về Montessori bạn có dành được điều tốt nhất cho con? Khi làm trường rồi bạn có đủ thời gian cho con? Và khi con học xong rồi, qua tuổi mầm non rồi! Thì sẽ sao? Động lực đi tiếp có còn mạnh mẽ. Bạn không làm nữa những em bé khác sẽ như thế nào? Đó là những câu hỏi bạn cần rạch ròi để trả lời! Hãy suy nghĩ thật kỹ!
3. MỤC TIÊU LÂU DÀI
Từ việc xác định được động lực phấn đấu. Bạn sẽ tiến dần tới việc hoạch định mục tiêu. Nếu như động lực đóng vai trò thúc đẩy thì mục tiêu chính là cái đích để bạn hướng tới. Nhưng đừng ham hố quá mà cần biết lường sức mình để vạch mục tiêu phù hợp với bản thân và cộng sự theo từng giai đoạn khác nhau! Trong một năm có các kỳ, các quý, tháng và tuần. Bạn cần vạch rõ mỗi thời gian qua đi cần đạt được cái gì? Dù là cái nhỏ nhất. Sau đó triển khai với cộng sự theo từng hạng mục, đề xuất thời gian hoàn thành, các gợi ý khi gặp phải khó khăn họ cần phải làm làm gì để có giải pháp tốt nhất?…. Riêng hoạt động giao việc và kiểm tra tiến độ công việc như thế nào đã là một phần quan trọng mà bạn phải thành thục và có nghệ thuật! Trường học là một tổ chức và để mọi thứ hoạt động nhịp nhàng bạn cần có quy trình, mục tiêu, kế hoạch rõ ràng!
4. CỘNG SỰ
Cộng sự chính là người đi cùng bạn trên một con thuyền. Bởi vậy mỗi vị trí đều quan trọng như nhau. Hãy xem họ là người đồng hành cùng bạn. Cùng nhau dẫn dắt. Nhưng để tìm được những cộng sự phù hợp với mình thì quả là một điều không dễ dàng? Tuy vậy có hai điều cần thiết bạn cần phải kỹ càng trước khi tiếp nhận họ trở thành cộng sự thân cận của mình đó là: Tìm hiểu rõ hơn về thông tin của họ. Xác định được mục tiêu nghề nghiệp của họ. Chí ít nó cũng xem xét được cơ bản việc của họ tìm đến mình là gì? Lựa chọn ai đi lâu dài hơn, giao những vị trí quan trọng hơn lại cần nhiều thử thách khác. Nhưng có một điều chắc chắn họ sẽ ở lại khi môi trường của mình tạo ra là một môi trường công bằng, có tiềm năng phát triển, có sự tôn trọng, ghi nhận những cái họ đã cống hiến của họ (không xét những khía cạnh khác). Còn làm sao để xây dựng nên môi trường đó thì lại một câu chuyện dài đòi hỏi tâm sức của người lãnh đạo.
5. KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀ TÀI CHÍNH
Cái này vô cùng quan trọng! Vì một ngôi trường, giống như một doanh nghiệp vậy nếu năng lực quản trị nhân sự và tài chính của bạn có vấn đề chắc chắn sẽ khiến doanh nghiệp của bạn trở nên rối tung, hoạt động không chuyên nghiệp. Thêm nữa bạn sẽ có thể gánh rất nhiều hậu quả khác nhau. Đôi khi không thể đong đếm được. Hãy luôn luôn nhớ rằng sản phẩm của bạn chính là sự phát triển của một con người. Đừng xem đó là một công việc đơn giản!
Nguồn: Sưu tầm
Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt tự hào là đơn vị có kinh nghiệm và uy tín trong các lĩnh vực:

Chuyển giao công nghệ trọn gói mô hình trường MN, TH ứng dụng Montessori: https://bit.ly/2vEIven

Nhượng quyền Trung tâm Toán tư duy VinaBacus: https://bit.ly/2F51aFa

Đào tạo GV Montessori tinh hoa: https://bit.ly/31CFo7U

Đào tạo GV VinaBacus độc lập: https://bit.ly/2uH7dOy

Hệ thống mầm non Paris Montessori: https://bit.ly/2ObTaY6

Trại hè, học kỳ quân đội: https://bit.ly/38Lss0q

Hội thảo Montessori: https://bit.ly/2pDRaPt

Hotline: 19003196 (nhánh 4).
——————————————


Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt

Hà Nội: B17-21, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL.
KVPN: 219 Võ Thị Sáu, p.Đông Hòa, TX.Dĩ An, Bình Dương.