1. Phước duyên nhờ Thầy:
Tấm hình này không xuất sắc nhưng tôi thích. Đơn giản vì đây là bức ảnh chụp hai Thầy Trò hiếm hoi sau 18 năm kể từ ngày đầu tiên tôi được học Thầy.
Khi ấy, Mỹ Đình quê tôi còn còn là một vùng ngoại ô Hà Nội nghèo. Thầy là giảng viên của Khoa Ngữ Văn – ĐHSP Hà Nội – cũng là người truyền cho chúng tôi đam mê với nghiệp con chữ tại Trường PTDL Đông Đô.
Chân ướt, chân ráo vào cấp 3, con bé lơ ngơ tách khỏi nhóm bạn thân THCS, một mình một ngựa mỗi ngày đến trường cách nhà 3-7km (1). Hàng ngày, trên chiếc xe nhỏ, có một con bé đen nhẻm, gầy guộc, tóc vàng hoe cần mẫn tới trường. Những năm 1996-1999, số trường dân lập THPT đếm trên đầu ngón tay, học sinh ít vì học phí quá đắt. Bố tôi tính sơ qua, học phí 1 tháng đóng cho tôi bằng các bạn trường công đóng 1 năm.
Thế nhưng, vì yêu triết lý giáo dục, vì yêu người Thầy Hiệu trưởng định hướng tốt, vì yêu các Thầy Cô là giảng viên ĐHSP trực tiếp giảng dạy; mà bố tôi quyết định đầu tư. Và mãi những năm về sau, bố tôi vẫn tự hào mỗi khi nhắc đến: Bố tự hào vì đã quyết định cho con học Đông Đô.
Đó cũng là giai đoạn tôi được gặp Thầy Phượng Nguyễn. Tôi bị thu hút và hấp dẫn bởi những bài Thầy giảng, bởi chất giọng trầm ấm, bởi phong thái rất mực chỉn chu, thương quý học trò. Trường tôi ngày đó đã có 2 Thầy dạy văn cho 2 dòng văn học khác nhau. Thầy Phượng Nguyễn dạy văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-45; Thầy Chu Văn Sơn (2) dạy văn học lãng mạn (Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Hàn Mạc Tử…).
Mỗi Thầy một thế mạnh, một vẻ sắc sảo, uyên thâm.
May mắn hơn, khi tôi biết Thầy Phượng Nguyễn cũng mua nhà ở Mỹ Đình, cách nhà tôi không xa. Thế là, thỉnh thoảng tan trường về, hai Thầy Trò đi cùng nhau. Thầy chầm chậm trên chiếc xe cúp 50, còn tôi, đủng đỉnh đạp xe thưởng lãm cái an nhàn, thảnh thơi giờ tan học. Có lần, khi ấy khoảng giữa năm lớp 11, trên đường đi học về, Thầy dặn tôi “Lan Anh phải cố gắng học để thi vào Đại học. Cánh cửa Đại học sẽ mở ra cho Lan Anh rất nhiều cơ hội.”.
Một lời khuyên thôi, nhưng trong số mấy chục Thầy Cô dạy THPT, Thầy là người duy nhất khuyên, phân tích và chỉ dạy cho tôi chân thành như thế. Từ đó đến nay, tôi luôn thầm biết ơn phước duyên cuộc đời đã cho tôi được gặp Thầy.
2. Hậm hực với 7,5 điểm văn
Con bé 15-16 tuổi mơ hồ nghĩ về những gì hay ho phía sau cánh cổng Đại học. Trong đầu tôi khi đó, đại học gói gọn trong chương trình SV 96 của VTV, là sự năng động, trẻ trung, giỏi giang của các anh chị tham gia SV. Nhiêu đó thôi, đủ để cho tôi mơ ước và quyết tâm thi vào Đại học.
Lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng Thầy động viên tôi thi vào Đại học là năm cuối lớp 12. Bữa đó, suốt 4 tuần, điểm kiểm tra văn của tôi đều ở mốc 7,5. Khi tôi thắc mắc, Thầy ôn tồn giải thích: “Thực ra, mỗi bài viết của Lan Anh đều rất tốt, nhưng Thầy không cho điểm cao hơn vì Thầy đang chấm với thang điểm thi Đại học. Sau này, nếu thi vào những bài này, dù là người khó tính nhất, Lan Anh cũng được 7,5”. Bản tính hiếu thắng, tôi vẫn hậm hực cầm bài về chỗ, lòng vẫn ngầm trách Thầy “Sao Thầy cho em điểm ít thế?!”.
Và quan trọng nhất là khi thi Đại học, cả 2 trường tôi đều được 7,5 điểm văn! Thầy Thật là vi diệu!
3. Cuộc hội ngộ trên diễn đàn giáo dục sau 18 năm.
Giờ đây, Thầy đã là Giáo sư của ĐH Busan Hàn Quốc, không còn đi chiếc xe cúp 50, những vết thời gian đã hằn lên khóe mắt; nhưng nụ cười thì vẫn đôn hậu; ngòi bút hóm hỉnh, sắc bén & tâm hồn đậm chất thi nhân…
Và tôi, sau 18 năm, vẫn luôn kết nối với Thầy, vẫn luôn học Thầy qua từng bài viết, từng cuốn sách, từng dòng thơ. Trò muôn đời vẫn là Trò. Song, hạnh phúc nhất là hai Thầy Trò có một lần hiếm hoi hội ngộ, cùng nhau chia sẻ trong một diễn đàn giáo dục – nơi hội tụ hơn 70 Hiệu trưởng, CEO, Nhà đầu tư, Quản lý của ngành.
Em cảm ơn Thầy vì những giá trị Thầy đã truyền trao và hơn hết, là tình yêu với cái đẹp, là lẽ sống vị nhân sinh, là khát vọng vươn tới sự hoàn mĩ cho cuộc đời!
4. Giá của quá trình học có đắt quá không?
Việc càng khó, càng ít người làm được => GIÁ càng cao.
Người làm được việc KHÓ, họ phải trải qua quá trình khổ luyện thực sự => đương nhiên GIÁ của họ không thể tầm thường.
Không phải tất cả, nhưng một phần lớn chất lượng giáo dục khủng hoảng như hiện nay là do HỌC PHÍ QUÁ THẤP, nghề giáo kiến tạo phần CON nên NGƯỜI nhưng bị trả lương bèo bọt. Giáo viên hay nghề nào cũng vậy thôi, không thể sống bằng lương của mình, họ không thể yên tâm cống hiến, sáng tạo & chăm chút cho con của chúng ta tốt. Phần NGƯỜI vì thế bị lơi lỏng, bị méo mó.; Xã hội vì thế mới nhiễu nhương…
Câu chuyện của tôi và Thầy tôi chắc chắn không thể điển hình cho 90 triệu đồng bào Việt Nam; nhưng tôi tin, khi chúng ta nghiêm túc đầu tư cho con đúng mức, khi người Việt đừng hám lợi, ham rẻ mà tự giết nhau; thì Việt Nam mới xứng với hai chữ HÙNG CƯỜNG.
Giá của quá trình học hay còn gọi là HỌC PHÍ, đắt hay rẻ tùy thuộc vào việc bạn ĐỊNH GIÁ TƯƠNG LAI CỦA MÌNH, TƯƠNG LAI CỦA CHÍNH CON MÌNH ra sao trong tương lai!
Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến câu nói của tỷ phú rằng “Tôi không đủ giàu để mua những thứ rẻ tiền.”
5. Khi #ParisMontessoriSchool ra đời, tôi tâm sự với Thầy rằng, đó là tâm nguyện và khát vọng của tôi. Tôi mong được nối nghiệp Thầy – dù chỉ một phần thật nhỏ thôi KIẾN TẠO NHỮNG CÔNG DÂN TOÀN CẦU: TẬN TÂM, THÔNG THÁI, TINH TẾ, THỰC TẾ & TỬ TẾ ngay từ giai đoạn đầu đời.
Bạn có muốn đồng hành cùng chúng tôi? Bạn có muốn con mình đồng hành cùng chúng tôi???
#ParisMontessoriSchool thương hiệu #QUỐCTẾ, chất lượng #HOÀNGGIA.
Hà Nội, 31/7/2018
___________________
(1) Năm đầu tiên trường học tại ĐHSP Hà Nội, Xuân Thủy bây giờ; các năm sau xa dần và năm lớp 12, Trường chuyển về Tây Hồ như hiện nay
(2) Hiện Thầy Chu Sơn vẫn công tác tại ĐHSP Khoa Ngữ Văn và là một trong những giảng viên rất được học trò kính quý.