Sách phản cảm tràn lan: Phụ huynh cần làm gì?

 

Không chỉ sách dịch, ngay cả truyện cổ tích trong nước, khi chuyển thể sang truyện tranh cũng bị phóng tác thái quá, dùng những ngôn từ thô tục, xưng hô “mày, tao” kèm những khẩu ngữ tầm thường, yêu đương dung tục…

Điều đáng nói là những cuốn sách này lại thuộc bản quyền của nhiều nhà xuất bản có uy tín như Kim Đồng, Văn hóa Thông tin… khiến không ít phụ huynh cảm thấy hoang mang mỗi lần chọn sách cho con.

Truyện cổ tích Việt Nam quyển I của Nhà xuất bản Kim Đồng được tái bản vào tháng 10/2014. Sách do một nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn, ông Trần Đình Nam làm chủ biên. Mới đây, truyện Thạch Sanh trong cuốn sách bị phát hiện mang một dị bản lạ với chi tiết mẹ nhường quần cho con. Nhiều người cho rằng người biên tập đã nhầm lẫn giữa câu chuyện Chử Đồng Tử và Thạch Sanh.

Những sai sót này của Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục nối dài tình trạng sai phạm tràn lan của ngành sách những năm qua.

Tư duy nhảm nhí, lệch lạc đến dạy trẻ nói dối, có khuynh hướng bạo lực,… đang nhan nhản trong những cuốn sách dành cho thiếu nhi. Thay vì đưa những nội dung giáo dục mang tính nhân đạo, dũng cảm, biết yêu thương, nhiều quyển sách đố vui, rèn luyện trí thông minh trên thị trường lại định hướng trẻ tư duy lệch lạc. Những câu đố như “Anh Phong và chị Vân đã kết hôn rồi nhưng tại sao lúc hẹn hò họ vẫn phải lén lén lút lút sợ người khác thấy?” Có đáp án là: “Vì mỗi người đều hẹn hò với một người khác”. Hoặc “Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh A bị làm sao?”. Đáp án là “Bị mồ côi”. Và hình như sợ trẻ không hình dung được chặt đầu như thế nào, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin phải minh họa bằng tranh vẽ người đàn ông đang nằm trên máy chém!

Chưa kể đến giai đoạn trước đây, một quyển sách dành cho trẻ em bán tràn lan có tựa đề “Làm thế nào để gian lận”. Sách mô tả chi tiết về cách để vượt mặt thầy cô để copy bài, biết trước đề thi cũng như cách trêu chọc, chơi khăm bạn bè.

Khảo sát nhiều nhà sách ở Hà Nội như Huy Hoàng, Nguyễn Văn Cừ, Fahasa… rất dễ tìm thấy nhiều sách thiếu nhi có nội dung kém chất lượng. Không chỉ thế, nhiều tác phẩm văn học kinh điển thế giới “được” biến hóa câu chữ bằng những cuốn truyện tranh với lời lẽ phản cảm tầm thường.

Theo anh Thái Văn Thịnh, một phụ huynh đang có con nhỏ theo học tại trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh: Trước kia, sách truyện tuy ít nhưng chất lượng, hình ảnh đẹp, nội dung ý nghĩa. Còn bây giờ sách lậu tràn lan thị trường, ngay cả những nhà Xuất bản uy tín cũng không tránh khỏi sai sót. Và chính phụ huynh phải là người định hướng, lựa chọn sách cho con em mình.

Rõ ràng thị trường sách thiếu nhi hiện nay đang bị loạn với rất nhiều đầu sách được xuất bản mỗi năm. Trong khi đó lại thiếu đi bàn tay điều chỉnh của các nhà quản lý. Xung quanh vấn đề này, phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với ThS. Lê Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt (IEDV), Nhà nghiên cứu Giáo dục & Phát triển Trí tuệ Trẻ em.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.