Theo Maria Montessori thì phương pháp Montessori có những đặc điểm nào? Và mỗi đặc điểm đó được thể hiện ra sao?
Phần 1. Lớp học Montessori
Lớp học Montessori có mục đích mang đến cho trẻ một môi trường hoạt động mở, nó không có bất kỳ khuôn mẫu cố định nào, nó hoạt động dựa trên khả năng điều chỉnh về vốn đầu tư và cơ hội có thể mang đến cho các em để tạo nên sự đa dạng hóa. Lớp học Montessori có lẽ là một nơi thực sự gọi là “Nhà”. Điều đó cũng có nghĩa là ta nên có một số căn phòng và vườn hoa, trẻ sẽ trở thành chủ của những căn phòng này. Vườn hoa có mái che là lý tưởng nhất, bởi như vậy trẻ có thể thỏa thích chơi đùa và nghỉ ngơi ngay dưới mái che này. Nơi đây thực sự được coi là “ngôi nhà trẻ thơ”.
Phòng học tại trường là những căn phòng để trẻ có thể “lao động trí óc”, cũng là nơi trẻ có thể tự do bày biện. Dựa vào tình hình nguồn vốn và vị trí, chúng ta vẫn có thể làm thêm một số căn phòng nhỏ bên cạnh: phòng tắm, phòng ăn nho nhỏ, phòng khách nho nhỏ… Đặc điểm bài trí của những căn phòng này phải thích hợp với trẻ nhỏ, chứ không phải dành cho người lớn, đồ dùng là những dụng cụ chuyên dành cho trẻ trong việc phát triển trí tuệ. Những đồ gia dụng trong nhà phải thật nhẹ, để trẻ có thể dễ dàng dịch chuyển, và đồ nên được sơn màu nhạt. Trong phòng phải có các loại bàn với nhiều kiểu dáng, hình dạng khác nhau, ví dụ hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, có loại to loại nhỏ.
Hình chữ nhật là loại bàn phổ biến nhất; vì hai, ba trẻ có thể cũng lúc dọn rửa chúng. Về ghế tốt nhất nên dùng loại ghế gỗ, nhưng ta vẫn có thể dùng thêm một số loại ghế mây và ghế sô pha.
Trong phòng học của trẻ phải có vài ba đồ gia dụng cần thiết. Ví dụ chiếc tủ bếp. Tủ bếp phải thật thấp, để những trẻ có chiều cao khiêm tốn vẫn có thể bày biện, cất giữ. Còn một vật không thể thiếu trong tất cả các loại gia dụng trong phòng là tủ quần áo có hai đến ba ngăn kéo nhỏ, trên mỗi ngăn kéo đều có một núm cầm sáng rõ và một tấm thẻ có viết tên của từng trẻ. Mỗi trẻ đều có riêng một ngăn kéo, trẻ có thể cất vào đó những đồ dùng của riêng mình.
Những chiếc bảng đen được treo trên tường nên thấp một chút để trẻ có thể viết chữ lên đó hoặc trẻ có thể tự do vẽ những bức tranh yêu thích. Những chủ đề mà trẻ thường vẽ là trẻ em, gia đình, phong cảnh tự nhiên, các loại hoa quả… Trong phòng của trẻ lúc nào cũng được bày những thứ giúp trẻ được ngắm nhìn như các loại cây cỏ hoặc những loại cây nở hoa.
Trong phòng lao động còn được bày biện một thứ nữa, đó là những tấm thảm nhỏ có nhiều màu sắc khác nhau, màu đỏ, màu xanh dương, màu hồng, màu xanh cốm, màu nâu… Trẻ lúc nào cũng có thể để những tấm thảm nhỏ đó trên sàn nhà, ngồi lên trên và dùng những dụng cụ học tập để luyện tập. Căn phòng này sẽ to hơn những căn phòng khác một chút vì trong phòng cần có không gian trống hơn, để trẻ tùy ý bày biện những tấm thảm nhỏ lên trên.
Trẻ có thể đùa nghịch, trò chuyện hoặc chơi trò chơ, hoặc nghe nhạc trong phòng khách, phòng hội họp. Bên trong phòng phải được thiết kế một cách cầu kỳ hoặc thật sáng trọng, bốn bề phải được bày biện nhiều bàn nhỏ với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Trên tường phải được treo các loại giá đỡ với kiểu cách và kích thước khác nhau, trên đó có thể trưng bày các bức tượng điêu khắc, những bình hoa nghệ thuật hoặc các khung ảnh. Quan trọng nhất là, mỗi trẻ đều phải có cho riêng mình một chậu hoa, trẻ có thể tự trồng cho mình một cây xanh trong nhà, tự tay chăm sóc cây hàng ngày. Trên bàn của phòng khách nên đặt cuốn sổ to có nhiều hình thù với nhiều màu sắc, và một số đồ chơi luyện tập tính nhẫn nại của trẻ. Thầy cô giáo cũng có thể ngồi trong căn phòng “câu lạc bộ” này để kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe, chắc chắn trẻ sẽ rất thích.
Cách bài trí trong phòng ăn cũng cần chú ý, ngoài các bộ bàn ghế thấp, các vật dụng trong phòng cũng cần phải thấp như chạn bát phải đủ thấp để trẻ tự lấy và cất được bát đĩa, thìa dĩa và khăn ăn.
Ngoài ra phải có phòng thay quần áo cho trẻ. Trong phòng thay đồ, mỗi trẻ đều phải có riêng mình một chiếc tủ đựng quần áo và vách ngăn cách. Giữa phòng phải có một bồn rửa mặt được thiết kế đơn gairn, bồn rửa tay này chủ yếu được tạo ra từ những chiếc bàn, trên mỗi bàn chiếc bàn đều được đặt một chậu nhỏ, một bánh xà bông và dụng cụ cắt móng tay. Gần tường đặt bể chứa nước, trẻ sẽ lấy nước và đổ nước tại đây.
Thiết kế trong lớp học Montessori không tạo ra bất kỳ hạn chế nào, bởi tất cả mọi việc đều do các em tự làm. Trẻ tự dọn dẹp phòng, lau dọn và cọ rửa đồ gia dụng, sắp xếp lại bàn ghế, dọn rửa bát đĩa, quét dọn thảm và cuộn chúng gọn lại… Về bản thân, trẻ cũng biết cách tự mặc và thay quần áo, khi thay ra trẻ sẽ móc quần áo của mình lên những chiếc móc nhỏ.
Đồ chơi và các trò chơi cần mang đến cho trẻ một “thế giới thu nhỏ” thật hoàn chỉnh. Phương pháp này nhằm giúp trẻ làm quen với cuộc sống thực tế, để trở thành một diễn viên tự diễn vai diễn của mình trên sàn diễn cuộc sống. Chiếc máy đo chiều cao, cân nặng cũng là những dụng cụ cần thiết tại lớp học Montessori.
Và điều mà Montessori muốn nói đến là, với cùng một hành vi chăm sóc thân thể, nhưng ta tiến hành một cách thiếu khoa học, thiếu trật tự, rất có thể sẽ khiến trẻ phát bệnh hoặc thâm chí dẫn tới tử vong; thế nhưng nếu ta thực hiện điều đó một cách có khoa học, có trật tự và hợp lý sẽ mang đến năng lượng và sức sống cho trẻ.
Theo: Phương pháp Montessori.