Chương 1: KHẢ NĂNG TRÍ TUỆ CỦA TRẺ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 0-3 TUỔI
Chờ Đến Khi Đi Mẫu Giáo Thì Đã Muộn
Trước khi bắt đầu câu chuyện, tôi muốn mọi người hãy ôn lại những chuyện thời chúng ta còn là học sinh. Trong cùng một lớp nhưng có những người học rất giỏi, nhưng cũng có những người lại học dở vô cùng. Những người học rất giỏi thì thường không phải nỗ lực vất vả nhiều nhưng thành tích lúc nào cũng cao nhất, ngược lại những người học dở thì cố gắng mãi mà thành tích vẫn cứ lẹt đẹt. Ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những chuyện như vậy đúng không các bạn? Thầy cồ giáo luôn an ủi chúng ta rằng “Đầu óc thông minh hay kém thông minh không phải là do bẩm sinh mà tùy thuộc vào nỗ lực của bản thân mỗi chúng ta”.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn tin rằng từ khi sinh ra ai thông minh thì sẽ thông minh, ai dốt thì sẽ dốt như là một sự thật hiển nhiên. Vậy thì quan điểm của thầy cô giáo là “Giỏi và dốt không phải do bẩm sinh mà tùy thuộc vào nỗ lực của bản thân” và suy nghĩ trực quan của chúng ta “Giỏi hay dốt đều là do bẩm sinh” thì cái nào đúng. Đối với tôi cả hai quan điểm đó đều có cái đúng và đều có cái sai. Mọi người sẽ nói rằng đúng là câu trả lời lấp lửng, nhưng tôi sẽ chỉ ra lí do vì sao.
Câu trả lời ở đây là tính cách và năng lực của mỗi con người không phải do bẩm sinh mà được quyết định khi đến một “thời kì nhất định” nào đó trong cuộc đòi. Ông cha ta có câu “Trồng dưa được dưa trồng đậu được đậu” hoặc là “Có công mài sắt có ngày nên kim” để ám chỉ rằng con người được quyết định hoặc là bởi yếu tố huyết thống và di truyền, hoặc là bởi yếu tố nỗ lực cố gắng của bản thân. Tuy nhiên tất cả những thuyết này đều được đưa ra mà không có căn cứ khoa học thuyết phục, và kết luận rất mơ hồ.
Nhưng, những nghiên cứu mới nhất về sinh lí học của não bộ và di truyền học đã có những tiến bộ mạnh mẽ, và nó giúp làm sáng tỏ rằng tính cách và năng lực của con người thực chất được hình thành chủ yếu ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Có nghĩa là, con người khi mới được sinh ra thì hầu như đều giống nhau về khả năng mà không có sự khác biệt giữa thiên tài và người bình thường. Tùy thuộc vào môi trường giáo dục sau khi sinh ra mà trẻ trở thành thiên tài hay người bình thường.
Nói như vậy để chúng ta hiểu rằng không phải cứ khi nào muốn là ta có thể thành thiên tài. Năng lực và tính cách của con người được quyết định gần như toàn bộ ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, tôi gọi đây là “thời kì thích hợp”. Chính vì lí do đó mà sau khi đi học, có những học sinh chẳng phải vất vả gì nhưng vẫn học tốt, trong khi có những học sinh cố gắng mãi mà thành tích vẫn vậy.
Như vậy điều quan trọng nhất ở đây chính là cha mẹ cần nuôi dạy trẻ như thế nào ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, bởi vì sau 3 tuổi tức là sau khi đi mẫu giáo thì đã muộn để phát triển trí tuệ và năng lực của trẻ.
Đứa Trẻ Nào Cũng Sẽ Phát Triển Tài Năng Khi Được Giáo Dục Từ 0 tuổi
Chắc hẳn trong số các bạn sẽ có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao một người làm chuyên môn về kĩ thuật và làm kinh doanh như tôi lại lao vào lĩnh vực không phải chuyên môn của mình là nghiên cứu giáo dục sớm ở trẻ? Quan tâm đến một vấn đề quan trọng như giáo dục sớm ở trẻ là một điều đương nhiên, nhưng tôi đã cảm thấy không thể đứng yên được khi cái điều tưởng chừng như lẽ dĩ nhiên đó lại vô tình bị các bậc cha mẹ bỏ qua.
Ngoài ra, có rất nhiều động lực trực tiếp đưa tôi đến với nghiên cứu về giáo dục sớm ở trẻ. Động lực đó chính là bản thân tôi cũng là một phụ huynh có con nhỏ, cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và trăn trở trong việc nuôi dạy con mình. Và một động lực nữa là xuất phát từ những hoài nghi của cá nhân tôi với phương pháp giáo dục hiện nay.
Thực tế thì tôi cũng là một người cha đã chậm trễ trong việc áp dụng giáo dục sớm cho con mình. Khi con tôi còn nhỏ, tôi đã không hề biết rằng có thể phát triển khả năng trí tuệ của trẻ rất nhiều nếu như áp dụng phương pháp nuôi dạy từ 0 tuổi. Người khai sáng giúp tôi chính là thầy giáo dạy violin nổi tiếng Suzuki Shinichi, người đã được cả thế giới chú ý đến thông qua lớp học giáo dục sớm cho trẻ bằng violin. Thầy Suzuki đã từng nói rằng: “Đối với bất kì trẻ nào cũng chỉ có một phương pháp giáo dục”. Khi nghe lời nói đó, và thực tế được chứng kiến tận mắt những thành quả thực tiễn rất tuyệt vời của thầy Suzuki, tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối vì bản thân là một người cha nhưng đã chẳng làm gì giúp con mình.
“Làn sóng phản đối đại học”( ) xảy ra vào những năm 1960 chính là sự kiện đã làm cho tôi có cái nhìn nghiêm túc hơn để đặt câu hỏi giáo dục là gì? Giáo dục cần phải làm những việc gì? Ban đầu tôi nhìn nhận mấu chốt của vấn đề chính là chế độ giáo dục ở đại học và con đường giáo dục ở bậc đại học. Thế nhưng, khi đã tìm hiểu kĩ lưỡng tôi nhận ra rằng bản chất của vấn đề chính là cả giai đoạn giáo dục trước đại học, đó là ở trung học phổ thông, và xa hơn nữa là từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông, rồi thì từ tiểu học lên trung học cơ sở và cuối cùng chính là sự quá muộn ở giai đoạn mẫu giáo. Và thật bất ngờ khi suy nghĩ này của tôi lại có chung quan điểm với phương pháp giáo dục thử nghiệm sớm cho trẻ tuổi ấu thơ của thầy Suzuki.
Thầy Suzuki chính là người đã thực hiện phương pháp giáo dục trẻ tuổi ấu thơ vô cùng độc đáo có tên gọi là “Phương pháp Suzuki” vốn đã được áp dụng 30 năm nay, đó là dạy trẻ chơi violin ngay từ khi còn rất nhỏ. Trước đó, chúng ta vẫn chỉ biết đến phương pháp giáo dục rất thông thường đó là bắt đầu dạy trẻ chơi đàn từ khi trẻ bắt đầu lên tiểu học hoặc là trung học cơ sở. Thế nhưng việc bắt đầu dạy cho trẻ từ lứa tuổi này trở đi đã tạo ra sự chênh lệch rất lớn về khả năng giữa các trẻ, đó là có những trẻ thì rất giỏi, nhưng có những trẻ thì hầu như không thể cải thiện được nhiều. Chính vì lí do đó mà phương pháp Suzuki đã hạ thấp độ tuổi dạy đàn cho trẻ ở tuổi ấu thơ. Vậy đấy, trong khi suy nghĩ của tôi về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ bắt đầu nhen nhóm nên nhân sự kiện “Làn sóng phản đối ở đại học” những năm 1960, thì trước đó 30 năm phương pháp ấy đã được thầy Suzuki áp dụng vào trong thực tiễn rồi.
Phương pháp giáo dục của thầy Suzuki chỉ là dạy cho trẻ chơi violin. Nhưng khi tôi bắt đầu những nỗ lực nghiên cứu phương pháp giáo dục trẻ tuổi ấu thơ thì tôi nhận ra rằng phương pháp ấy không phải chỉ dành cho môn violin, mà nó có thể áp dụng cho bất cứ môn học nào.
trích sách: Chờ đến mẫu giáo thì đã quá muộn
~~~~~~~*****~~~~~~
Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt
————THÔNG TIN LIÊN HỆ————
Hà Nội: B17-21, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL.
Bình Dương: 219 Võ Thị Sáu, p.Đông Hòa, TX.Dĩ An.
Toàn quốc:
090 22 898 11 (Mrs Lan Anh – Viện trưởng);
0898 571 456 (Mr Thăng – Phó Viện trưởng);
0977 702 620 (Mr Thông_TP. CSKH & PTTT).
Khu vực phía Nam:
090.228.9811 (Mrs Lan Anh – Viện trưởng);
0983 041 604 (Mr Vỹ – Trưởng đại diện KVPN).
_______________________________
Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt
1. Chuyển giao công nghệ trọn gói Trường Mầm non, Tiểu học ứng dụng Montessori: https://bit.ly/2vEIven
2. Đào tạo giáo viên, chuyển giao công nghệ Trung tâm Toán Thông minh – Bàn tính Số học Trí tuệ VinaBacus: https://bit.ly/2F51aFa
3. Đào tạo giáo viên, chuyển giao công nghệ Trung tâm Kỹ năng sống: https://bit.ly/37rCKmi
4. Nhà phân phối Chương trình Sinh trắc Vân tay:
5. Huấn luyện các khóa Trại hè, HKQĐ & kỹ năng sinh tồn: https://bit.ly/2D0N5aT
6. Khóa Đào tạo Khóa Giáo viên Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2Ig5sMM
7. Hội thảo Montessori trong nước, quốc tế: https://bit.ly/2pDRaPt
8. Hệ thống Mầm non Paris Montessori School: https://bit.ly/2Xx0ykc
_______________________________
Viện Giáo dục IEDV chuyên đào tạo các khóa học về Montessori:
Các khóa đào tạo tại Hà Nội:
Khóa GV Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2Ig5sMM
Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2wTfgFI
Khóa Quản trị trường Montessori: https://bit.ly/2XV1fDe
Các khóa đào tạo tại TX Dĩ An, Bình Dương:
Khóa GV Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2TRlROa
Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2O8HynF
Khóa Quản trị trường Montessori: https://bit.ly/2Fl5aCD
Viện Giáo dục IEDV là đơn vị chuyên nghiệp trong chuyển giao công nghệ trọn gói mô hình Trường Mầm non, Tiểu học ứng dụng Montessori; tư vấn & đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên cho các trường Mầm non, Tiểu học Montessori: https://bit.ly/2vEIven
______________
TRI THỨC SẺ CHIA LÀ TRI THỨC SỐNG
_____________________________
Website cá nhân, KHO DỮ LIỆU về Viện trưởng Lê Thị Lan Anh: https://lethilananh.vn/
Website của Viện IEDV, KHO DỮ LIỆU SUỐT GẦN 1 THẬP KỶ: http://iedv.edu.vn/ — tại Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt – IEDV.