Hôm nay, bạn, tôi và nhiều người có thể chưa làm được. Đâu đó quanh ta vẫn có không ít những vụ lợi, bon chen, không ít những thị phi đồn đoán rằng:
– Mất mấy VÉ để vào được trường này, mất mấy VÉ để có chỗ ở trường kia
– Một chương chình hay cũng mất mấy xấp VÉ để đến được với học trò
– Để đạt được giải cao trong giới A, B, C…người ta phải mua bằng số lượng VÉ nhất định
Còn tôi thì luôn tâm niệm rằng: “HÃY NHÌN CUỘC ĐỜI BẰNG LĂNG KÍNH TRONG VEO”
Câu đó đúng, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Khi SẢN PHẨM của chúng ta là CON NGƯỜI – LÀ NHỮNG THẾ HỆ SẼ GÁNH VÁC GIANG SAN ĐẤT NƯỚC.
Một người bạn có kể với tôi rằng: “Anh đi nước ngoài nhiều, thấy đất nước họ phát triển và văn minh hơn Việt Nam. Ở Tây Âu, Mỹ, Sing thì anh không nói, ngay tại Lào – một nước chưa thực sự phát triển mà cũng có nhiều điều tốt hơn Việt Nam. Ví dụ như: Tại Lào, người dân rất hiếm khi bấm còi giao xe, ít khi có sự vi phạm luật và có ý thức khi lưu thông trên đường phố. Đường sá sạch sẽ, và bất ngờ nhất là anh thấy một em bé cúi xuống nhặt một mẩu rác khi bé đang đi trên đường…”. Anh kể rất nhiều và ưu tư: “Việt Nam mình không biết bao giờ mới được như thế”.
Tôi nói: Một quốc gia hưng thịnh bắt nguồn từ những con người tốt. Con người tốt như một hạt giống quý. Hạt giống muốn tốt cần có sự chăm chút, đầu tư kỹ lưỡng. Và, chỉ có giáo dục mới tạo ra những con người khác biệt. Kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc, Nhật, Sing cũng chính bởi bắt đầu từ sự đầu tư phát triển con người.
– Như thế thì còn lâu lắm em ah
– Lâu nhưng không có nghĩa là không thể. Trong số các học trò lứa tuổi mầm non và tiểu học hiện tại, đã có rất nhiều bạn tự ý thức và ý thức rất cao từ những điều nhỏ nhặt nhất: Không bao giờ vứt rác không đúng nơi quy định (nghĩa là rác luôn được vứt trong thùng rác – dù ở nhà hay ngoài đường). Rất nhiều em bé 3 tuổi đã SỬA bố mẹ khi tham gia giao thông rằng: “Bố ơi, đèn đỏ mà sao bố lại đi”, “Bố ơi, sao bố lại vứt rác ra đường, cô giáo bảo phải vứt vào thùng rác”, “Mẹ ơi, rác ngoài đường nhiều thế, không sạch mẹ nhỉ”…
– Vấn đề là: Thế hệ đi trước (ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú bác… – môi trường sống xung quanh trẻ) phải tạo cho trẻ hình thành từ những thói quen nhỏ nhặt nhất đó. Đồng thời, luôn nuôi dưỡng, kích lệ thói quen tốt cho con trẻ.
-> Chính người thân của trẻ chứ không phải ai hết, là người THẦY đầu tiên dạy trẻ kỷ luật trong mọi phương diện.
Ở nhà, bố mẹ dạy con cho rác vào thùng, nhưng ra đường, chính bố mẹ lại vứt rác tùy tiện ngay trước mặt trẻ. Khác nào ta đang tự vả vào mặt mình, tự chối bỏ những điều mình đã dạy cho con. Vô hình chung, bố mẹ đã DẠY con rằng: Chỉ cần ở nhà sạch thôi, ra đường khỏi cần vứt rác đúng chỗ.
Một lần khác, chị bạn tâm sự: Em ơi, ngay cả những người làm giáo dục còn THAM NHŨNG, TƯ LỢI, DỐI TRÁ, GIAN XẢO thì làm sao dạy trẻ TRUNG THỰC, THẲNG NGAY cho được. Chị nghĩ mà sợ quá, vì lợi ích kinh tế mà họ bất chấp tất cả miễn sao vơ cho đầy túi tham.
Tôi an ủi: Muôn mặt đời thường, thế mới gọi là xã hội chị ơi. “Gạn đục khơi trong” – thời gian sẽ cho thấy ai trường tồn, ai chết yểu. Sự thật thẳng ngay sẽ mãi là chân lý vĩnh hằng, cho dù chân lý đó có không đúng với nhiều người trong xã hội. Chúng ta tìm những người ngay thẳng để hợp tác, để phát triển bền vững, để nối dài những trái tim, trí tuệ đến cộng đồng vẫn chẳng bao giờ là muộn.
Nghĩ là làm, đó là lý do mà chúng tôi đến được với nhau. Kết thúc cuộc trò chuyện là một câu nói vui rằng: “HÃY NHÌN CUỘC ĐỜI BẰNG LĂNG KÍNH TRONG VEO” để đường thẳng ta cứ đi, mặc cho đường quanh co ai bước.
Với con trẻ cũng vậy, để hướng trẻ trở thành hạt giống tốt cho xã hội, người truyền dạy phải có cái TÂM SÁNG, TRÍ TRONG, phải có trái tim đủ bao dung, độ lượng, đủ sáng suốt để chắt lọc tinh hoa, tìm trong, gạn đục.
Đôi dòng tản mạn nhân một buổi sáng tinh khôi xin được share cùng cả nhà!
“HÃY NHÌN CUỘC ĐỜI BẰNG LĂNG KÍNH TRONG VEO” bạn nhé!
HN, 07/11/2013