Phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố xây dựng trọng tâm là môi trường giáo dục và vai trò của giáo viên.
Môi trường giáo dục:
Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu cho phương pháp giáo dục của bà. Theo bà, môi trường giáo dục là nơi giúp trẻ phát triển. Môi trường đó không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của trẻ mà còn phải loại bỏ những chướng ngại vật làm cản trở sự phát triển của trẻ. Môi trường giáo dục được hiểu ở đây quan trọng nhất là hệ thống giáo cụ.
Hệ thống giáo cụ Montessori được nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ đến từng đường nét, góc cạnh, chất liệu và vai trò của chúng trong mỗi bai học. Mỗi bộ giáo cụ được thiết kế chác chức năng riêng theo lộ trình và thiết kế từng bài học. Giáo cụ trong Montessori có chức năng “tự sửa sai”. Có nghĩa là khi trẻ làm sai, chính giáo cụ như “người thầy” sẽ “chỉ” cho trẻ thấy cái sai để trẻ tự điều chỉnh và tự hoàn thiện công việc của mình. Điều này giải thích vì sao chúng ta gọi là “giáo cụ” chứ không gọi là học cụ hay học liệu.
Giáo cụ Montessori được thiết kế dựa trên mô phỏng những đồ vật thật và chất liệu thật của đồ vật. Những giáo của thường được đưa vào sử dụng là gỗ, sứ và thủy tinh, đây là những chất liệu thường được hạn chế sử dụng trong môi trường giáo dục truyền thống bởi tính nguy hiểm của nó. Tuy nhiên, với quan điểm của Montessori, học trò cần được tiếp xúc với đồ vật thật và chất liệu thật trong đời sống hàng ngày để trẻ học về cách thức sử dụng đồ vật an toàn. Đặc biệt trẻ sẽ hiểu được khi trẻ không cẩn thận trẻ sẽ gây ra đổ vỡ và đánh mất đồ vật của mình. Khi đó trẻ biết yêu thương và trân trọng môi trường xung quanh trẻ.
Vai trò của giáo viên
Mặc dù Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầu trong phương pháp của bà, tuy nhiên, trong phương pháp của bà không thể bỏ qua yếu tố xây dựng thứ hai là vai trò của giáo viên Montessori. Sau những nỗ lực tạo ra môi trường mà trẻ cần, giáo viên đóng vai trò người quan sát còn những đứa trẻ thì tự do hoạt động. Ngay cả khi trẻ làm sai thì giáo viên cũng để trẻ tự nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình. Điểm này khác hoàn toàn với cách giáo dục của các trường học bình thường, giáo viên thường đảm nhiệm vai trò chủ động còn học trò ở vào vị trí bị động.
Montessori đã thay đổi khái niệm về giáo viên. Giáo viên không phải là người dạy trẻ mà là người tạo dựng môi trường, người hướng dẫn và quan sát trẻ. Trong đó, Montessori đặc biệt chú trọng năng lực quan sát của giáo viên. Vai trò của giáo viên là giúp trẻ học tập tự do, và mỗi em bé đều có những nhu cầu khác nhau theo từng giai đoạn, do đó nếu giáo viên không biết hành động của trẻ đã thay đổi như thế nào thì giáo viên không thể thực hiện tốt mọi chức năng của mình.
Theo nghiên cứu của Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt, giáo viên Montessori để đảm nhiệm tốt vai trò của mình cần nắm được chi tiết về cấu tạo thiên tài trong não bộ của trẻ, các phương pháp giáo dục sớm và thuyết đa trí thông minh. Mặc dù những phương pháp giáo dục khác nhau đến từ những đất nước khác nhau, những nền giáo dục khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng tự chung lại đều hướng đến phát triển tối đa tiềm năng của trẻ. Từ điểm chung của những phương pháp này, giáo viên sẽ hiểu được tinh hoa của nền giáo dục thế giới, biết áp dụng và đưa vào những nội dung phù hợp với trẻ.
====================
HỆ THỐNG MẦM NON PARIS MONTESSORI
Campus 1: 36 ngõ 139 phố Thiên Hiền, p. Mỹ Đình 1, q.NTL, HN
19003196 (nhánh số 1)
Campus 2: B17-21, Violet 2, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL, HN
19003196 (nhánh số 2)
Campus 3: Số BT4-13, Khu Ngoại Giao Đoàn, p.Xuân Tảo, q.BTL, HN
19003196 (nhánh số 3)
Campus 1: 36 ngõ 139 phố Thiên Hiền, p. Mỹ Đình 1, q.NTL, HN
19003196 (nhánh số 1)
Campus 2: B17-21, Violet 2, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL, HN
19003196 (nhánh số 2)
Campus 3: Số BT4-13, Khu Ngoại Giao Đoàn, p.Xuân Tảo, q.BTL, HN
19003196 (nhánh số 3)