Các lĩnh vực giáo dục cơ bản của Montessori P2: Giáo dục phát triển giác quan – Luyện tập về nhận biết màu sắc

LUYỆN TẬP VỀ NHẬN BIẾT MÀU SẮC (phần 1)

Trong bài tập về phân biệt màu sắc, ta sẽ dùng những vật thể sáng màu và những quả bóng với nhiều màu sắc. Giáo cụ dùng trong bài tập này bao gồm: những miếng gỗ nhỏ phẳng được bọc các màu khác nhau. Trẻ phải học cách cầm đỉnh bên trên của miếng gỗ để không làm hỏng màu phía dưới, như vậy giáo cụ sẽ dùng được trong thời gian dài.

Nên chọn 8 loại màu, mỗi màu lại có 8 mức đậm nhạt khác nhau. Như vậy ta có 64 miếng gỗ màu. Tám màu nên chọn là: đen (từ xám đến trắng), đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, tím và xám. Chúng ta làm thêm 1 bộ có 64 miếng giống hệt nhau, như vậy bộ giáo cụ có 128 miếng gỗ màu. Chúng được xếp vào hộp, mỗi hộp chia đều thành 8 phần.

Khi mới bắt đầu bài tập, ta chọn ra ba đôi với ba màu đối lập nhau khá rõ ràng, ví dụ như màu đỏ, vàng và xanh lam. Ta để 6 miếng gỗ này lên bàn, cho trẻ xem một trong ba loại rồi yêu cầu trẻ tìm ra miếng tương tự trong những miếng còn lại. Bằng cách này, ta có thể yêu cầu trẻ xếp những miếng gỗ thành từng cặp màu giống nhau.

Có thể tăng số lượng gỗ, mỗi lần nhiều nhất 8 màu, 16 miếng gỗ. Sau khi tập với những màu đối lập nhau rõ rệt, ta có thể dùng những màu dịu hơn. Cuối cùng cho trẻ xếp thành cặp những miếng gỗ cùng màu nhưng độ đậm nhạt khác nhau.

Sau đó chúng ta đưa cho trẻ hai loại màu với 8 độ đậm nhạt (ví dụ như hai màu xanh, đỏ), sau đó yêu cầu trẻ xếp theo thứ tự đậm nhạt của từng màu. Dần dần ta có thể sử dụng một số màu gần giống nhau như màu lam với màu tím, màu vàng với da cam.

LUYỆN TẬP VỀ NHẬN BIẾT MÀU SẮC (phần 2)

Ở lớp học Montessori, cô giáo để trên bàn một số nhóm màu sắc, số nhóm này nhiều bằng số học sinh, ví dụ ba nhóm. Cô giáo cho các em chú ý tới màu mà mình chọn hoặc cô giáo chỉ định cho mỗi em. Sau đó cô giáo xáo trộn các màu trên bàn, mỗi em phải nhanh chóng tìm ra màu của mình và xếp lại theo thứ tự đậm nhạt.

Ở nhà trẻ Montessori khác, bọn trẻ đổ hết đổ hết 64 miếng gỗ trong hộp ra, xáo trộn lên rồi xếp thành nhóm. Mỗi nhóm lại xếp theo độ dậm nhạt. Trẻ sẽ nhanh chóng phân biệt được màu sắc, ta sẽ vô cùng ngạc nhiên. Trẻ ba tuổi là đã có thể sắp xếp màu theo độ đậm nhạt rồi.

Thực nghiệm về khả năng ghi nhớ màu sắc, thí nghiệm thực tế này được tiến hành theo các bước sau:

+ Đầu tiên cho trẻ nhìn một miếng gỗ màu, có thể cho trẻ đủ thời gian để xem xét kỹ lưỡng.

+ Sau đó để trẻ tìm ra miếng gỗ màu giống như vậy trong tất cả những miếng gỗ khác.

Trong thực nghiệm này trẻ mắc rất ít lỗi, trẻ 5 tuổi rất thích thú với trò chơi này, trẻ sẽ so sánh hai miếng gỗ rồi phán đoán xem mình chọn có đúng không?

Thông tin về Khóa học Giáo viên Montessori tinh hoa do Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt tổ chức, vui lòng xem tại: https://goo.gl/Pakqrm

Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Nguồn: Phương pháp Montessori