Các lĩnh vực giáo dục cơ bản của Montessori P2: Giáo dục phát triển giác quan – Luyện tập thính giác

LUYỆN TẬP THÍNH GIÁC (Phần 1)

Luyện tập ÂM THANH

Việc luyện tập ngôn ngữ vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Một mục đích khác là giúp cho trẻ luôn nhạy bén với các loại âm thanh, giúp chúng phân biệt được những giọng nói rất nhỏ và biết cách so sánh giữa giọng nói rất nhỏ và biết cách so sánh giữa giọng nói và các loại âm thanh khác, từ đó thể hiện sự không hài lòng với những âm thanh chói tai hoặc lạc điệu. Thông qua việc luyện tập cảm giác, trẻ sẽ được huấn luyện thêm về cảm nhận cái đẹp.

Việc luyện tập thính giác mang tính khoa học đó không thể ứng dụng trong quá trình dạy học thực tế. Vì trẻ không tập luyện mang tính chủ động được như những giác quan khác. Chỉ khi trẻ ở một mình thì thỉnh thoảng chúng mới có phản ứng với những âm thanh có độ cao khác nhau. Nói cách khác, để phân biệt được âm thanh cần môi trường yên tĩnh tuyệt đối.

Trong việc tập luyện thính giác, Montessori áp dụng quá trình như sau: đầu tiên giáo viên dùng cách thông thường để cả lớp giữ trật tự. Sau đó nhiệm vụ của Montessori là biến sự yên tĩnh đó trở nên hoàn hảo hơn. Bà phát ra hàng loạt tiếng: “Suỵt! Suỵt!” lúc nhanh lúc chậm, lúc dài, lúc ngắn. Dần dần, khi trẻ bị thu hút, bà sẽ nói: “Yên tĩnh hơn một chút, yên tĩnh hơn một chút.”

Sau đó bà lại tiếp tục: “Suỵt!” và lặp lại câu: “Yên tĩnh hơn một chút” càng ngày càng khẽ, đến mức gần như không nghe thấy nữa. Bà sẽ nói rất nhỏ: “Giờ chúng ta có thể nghe thấy tiếng kim đồng hồ chạy, có thể nghe thấy tiếng vo ve của muỗi, thâm chí còn nghe được những tiếng thì thầm ở ngoài vườn.”

Lúc ấy, trẻ sẽ rất phấn khích, chúng ngồi yên lặng tuyệt đối, cả căn phòng gần như trống rỗng. Rồi bà nói nhỏ: “Chúng ta hãy nhắm mắt vào nào!”. Lặp lại bài tập này một vài lần trẻ sẽ quen với sự yên lặng tuyệt đối, nếu lúc đó có em nào phá vỡ không khí đó thì chỉ cần một từ, một động tác tay bảo em ấy trở lại trạng thái vừa rồi là đủ.

Trong sự yên tĩnh đó chúng ta bắt đầu tạo ra nhiều loại tiếng động và giọng nói. Ban đầu những âm thanh này nên khác nhau một cách rõ ràng, rồi dần dần giống nhau. Đôi khi chúng ta cũng tiến hành so sánh giữa tiếng động và giọng nói.

Montessori cho rằng, sau khi có được sự yên tĩnh, sẽ rất có ích nếu lắc chuông tạo ra những âm thanh dễ nghe, ngọt ngào để trẻ cảm nhận được sự thay đối đó. Ngoài việc tập luyện cho thính giác của trẻ, tiếng chuống còn giúp trẻ luyện tập cử động toàn cơ thể, khiến trẻ quen với những âm thanh dễ nghe. Bà tin rằng qua bài tập này trẻ sẽ rất nhạy cảm, sẽ ghét và hạn chế gây ra tiếng ồn.

Thông tin về Khóa học Giáo viên Montessori tinh hoa do Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt tổ chức, vui lòng xem tại: https://goo.gl/Pakqrm

Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Nguồn: Phương pháp Montessori