Các lĩnh vực giáo dục cơ bản của Montessori P2: Giáo dục phát triển giác quan – Cảm giác thị giác về hình dạng

CẢM GIÁC THỊ GIÁC VỀ HÌNH DẠNG (Phần 1)

Giáo cụ: Một vài miếng gỗ hình học phẳng. Nó bao gồm: hai tấm gỗ, một tấm ở trên, một tấm ở dưới. Tấm ở dưới rất chắc chắn, tấm trên khoét thành nhiều lỗ với các hình dạng hình học khác nhau. Cách chơi là đặt những khối gỗ của hình dạng tương ứng vào lỗ. Để thuận tiện cho trẻ cầm, các khối gỗ nên có thêm núm nhỏ.

Giáo cụ dùng để dạy trẻ phân biệt màu sắc đều là hình tròn, còn những khối gỗ dùng để phân biệt hình dạng đều sơn màu xanh lam.

Sau rất nhiều cuộc thử nghiệm với trẻ bình thường khác, Montessori đã từ bỏ mục tiêu dùng các khối hình học để dạy trẻ phân biệt màu sắc. Cách làm đó không chỉ ra được lỗi sai, vì nhiệm vụ của trẻ chỉ là chú ý tới hình dạng.

Bà vẫn dùng những mảnh gỗ hình học đó, nhưng giao cho trẻ một nhiệm vụ khác có tính sáng tạo hơn. Hình dạng bây giờ lấy theo những gợi ý mà bà có được từ trường học dạy thủ công ở Rome. Ở đó bà thấy có rất nhiều mô hình gỗ với đủ mọi hình dạng. Những mô hình này có thể đặt vào những cái khung tương ứng hoặc đặt lên những hình vẽ tương tự. Công dụng của bộ dụng cụ này là rèn luyện cảm giác về hình dạng và kích thước.

Montessori đã sử dụng đồng thời cả khung và hình vẽ. Bà làm một mặt gỗ hình chữ nhật, dài 20cm, rộng 30cm, sơn màu xanh nước biển đậm, bên ngoài là khung màu đen. Thêm một cái nắp để chứa sáu cái khung hình vuông khác. Ưu điểm của nó là có thể thay đổi hình dạng, ta có thể lắp thành nhiều hình khác nhau. Lúc này, bà có một số khối gỗ hình vuông màu đen, như vậy có thể đồng thời tạo nên ít nhất hai đến ba hình khối khác nhau. Ngoài ra, bà có một bộ thể hình vuông cạnh 10cm, những tấm thẻ này có thể ghép thành một bộ hình vẽ khác nhau.

Montessori còn thiết kế một cái hộp có thể đựng sáu mặt gỗ, khi nhấc đỉnh của cái hộp lên thì phía trước hộp đổ về phía trước, mặt gỗ bên trong sẽ được kéo ra như ngăn kéo. Mỗi mặt gỗ bao gồm sáu cái khung nhỏ và hiện ra hình vẽ ở bên trong. Mặt gỗ đầu tiên bà để bốn khối gỗ vuông và hai cái khung hình thoi và hình bậc thang. Mặt gỗ thứ hai bà để một khối hình hộp và năm khối hình chữ nhật với độ dài bằng nhau nhưng chiều rộng khác nhau. Mặt gỗ thứ ba để sáu hình tròn có đường kính giảm dần. Mặt gỗ thứ tư có sáu hình tam giác, mặt gỗ thứ năm là sáu hình đa giác, từ năm đến mười cạnh. Mặt gỗ thứ sáu là nhiều loại hình vẽ (như hình bầu dục, hình ngôi sao, hình bông hoa bốn cánh,…)

CẢM GIÁC THỊ GIÁC VỀ HÌNH DẠNG (Phần 2)

Luyện tập: Trước tiên cho trẻ thấy những tấm gỗ và khung mà ta đã thiết kế. Sau đó lấy một vài khối gỗ xếp xáo trộn trên bàn, rồi cho trẻ xếp vào đúng vị trí. Trò chơi này cũng có thể thu hút sự chú ý của trẻ ở độ tuổi rất nhỏ trong thời gian dài, cho dù nó không thể so sánh với trò chơi những khối gỗ hình trụ tròn. Trên thực tế trẻ mất khá nhiều công sức vào trò chơi này, trẻ bắt buộc phải quan sát kỹ để nhận ra hình dạng.

Ban đầu, rất nhiều trẻ phải sau nhiều lần thử mới thành công, ví dụ như thử đặt hình tam giác vào chỗ hình thoi hoặc hình vuông. Có trường hợp trẻ nhận ra đó là hình chữ nhật nhưng vẫn bị nhầm giữa chiều dài và chiều rộng. Sau nhiều lần thất bại, trẻ sẽ nhận biết hình vẽ một cách dễ dàng, đặt những khối gỗ khác nhau vào đúng vị trí của nó, thậm chí chúng có thể coi thường cho rằng trò chơi này quá dễ. Vào chính lúc này, trẻ học được cách quan sát hình dạng. Bài luyện này khá dễ đối với trẻ, vì chúng đã quen với việc đặt những khối gỗ vào đúng vị trí mà không mắc lỗi nào.

Giai đoạn đầu của bài luyện này là để cho trẻ đối diện với những hình dạng đối lập nhau, và phải thử lại nhiều lần. Thị giác và xúc giác có thể trợ giúp trẻ trong việc nhận thức về hình dạng. Montessori từng hướng dẫn một đứa trẻ dùng ngón tay phải chạm vào đường viền của vật thể, rồi chạm vào đường viền của cái lỗ nên đặt vật thể kia vào. Họ đã thành công khiến điều đó trở thành thói quen của trẻ. Điều này rất dễ thực hiện, vì mọi đứa trẻ đều thích chạm vào vật khác.

Thực tế, có rất nhiều trẻ không thể nhận ra vật thể bằng thị giác, nhưng lại có thể nhận ra qua việc chạm vào vật thể. Khi trẻ bối rối không biết để khối gỗ ở đâu cho chúng thì mọi cố gắng thử của chúng đều vô ích. Thế nhưng, chỉ cần trẻ chạm vào đường viền vật thể và vị trí cần đặt vật thể vào là trẻ có thể đặt vật thể vào vị trí chính xác. Từ đó có thể thấy, thị giác kết hợp với xúc giác sẽ trợ giúp rất nhiều cho trẻ trong việc nhận viết hình dạng vật thể và ghi nhớ chúng.

Bài tập này cũng như bài tập với những khối gỗ, nếu có lỗi thì sẽ rất dễ nhận ra. Mỗi vật thể chỉ có thể đặt vào một vị trí tương ứng. Điều này giúp trẻ có thể tự chơi và thực sự tự luyện tập để nhận thức hình dạng vật thể.

Cơ hội nhận Học bổng Khóa đào tạo Giáo viên Montessori trị giá 20 triệu đồng ==> Quý Thầy Cô vui lòng xem tại: https://goo.gl/QEaPx9

Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Nguồn: Phương pháp Montessori