Nhật ký buổi thứ 2 quan sát lớp học Montessori

Mặc dù mới là buổi thứ 2 quan sát lớp học tại Paris Montessori School nhưng đã cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc về phương pháp truyền đạt của giáo viên với trẻ, nó không hề có tính diễn, đóng kịch mà nó thể hiện tự nhiên, tình cảm một cách tuyệt vời: Từ những câu nói “Con đang xếp gì đấy?”. Hay những cử chỉ thể hiện sự quan tâm đến trẻ ốm mệt “Con bị làm sao? Con thấy trong người thế nào?”, hay thể hiện sự tôn trọng cá nhân của trẻ một cách đúng nghĩa “Con đã sẵn sàng tham gia hoạt động chưa?”, hay sự kiên trì của giáo viên khi yêu cầu trẻ cất giáo cụ để chuẩn bị cho hoạt động khác hoặc cách dẫn dắt trẻ vào hoạt động với hoạt động ôn bài hát tiếng anh, cô khơi gợi bằng cách “bài hát này mẹ chưa được học! Bạn nào có thể hướng dẫn cho mẹ?” Thế là các con nhao nhao, mỗi người một ý để hướng dẫn cô,… thật là đáng yêu mà tôi nghĩ mới có ít giáo viên làm được điều đó.

Một điều nữa mà tôi thấy tuyệt vời đó là văn hóa hành xử của giáo viên với học sinh, đó là các câu từ rất tinh tế mà giáo viên thường dùng để nói với trẻ: Các con đã cho phép mẹ nói chưa? Mẹ xin phép các con cho mẹ nói nhé! Ai có thể giúp mẹ kê bàn nào? Tất cả điều đó là nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao mà tôi thấy hiếm có ngôi trường nào có được.

“Kỷ luật phải được thực hiện bằng tự do” điều này tưởng đơn giản nhưng không phải dễ thực hiện được! Với lớp học của cô Thắm nhìn qua thì thấy rất tự do, không nề nếp nhưng trong môi trường đó trẻ lại được tự tin, thể hiện hết mình, nói những gì mình thích, làm những gì mình muốn, phát huy tối đa những gì mình có,… thì đó lại là một giáo viên có nghệ thuật sư phạm tuyệt vời.

Được quan sát lớp học trộn độ tuổi cũng cho tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: ở đây các em bé thì học tập các anh chị lớn, các anh chị thì có sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn các em nhỏ: thấy em nhỏ trải thảm trái, anh ra hướng dẫn em cách trải lại cho đúng hoặc khi cô yêu cầu trẻ được hoạt động tự chọn với giáo cụ, lần lượt trẻ đi lấy đồ dùng của mình, mặc dù cô không yêu cầu nhưng trẻ vẫn bắt chước nhau ngồi thành hàng ngay ngắn, điều đó thể hiện sự học hỏi lẫn nhau, sự sửa sai cho nhau thật tuyệt vời mà phải làm thường xuyên và liên tục thì mới đạt được.

Điều đặc biệt nữa mà tôi ghi nhận, mặc dù đoàn chúng tôi vào lớp quan sát tương đối đông nhưng tôi không thấy sự mất tự nhiên của cô và trẻ, trẻ vẫn thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, tự tin, sự giao tiếp của cô và trẻ không mang tính “đóng kịch” mà rất nhẹ nhàng, tự nhiên trong tất cả các hoạt động tại lớp.

Một buổi trải nghiệm thật bổ ích! Cảm ơn cô giáo Lan Anh, cô Thắm và các cô giáo của nhà trường, đã cho tôi thêm chút thấm, ngấm của phương pháp giáo dục Montessori tinh hoa!

P.s: Trích nhật ký của học viên Tạ Thị Thu Chè – Hiệu trưởng trường mầm non Ý Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

_­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­____________­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________
Quý Thầy Cô, quý Trường có nhu cầu cử nhiều giáo viên đi học theo hướng [Chuyển giao công nghệ trọn gói mô hình TRƯỜNG MẦM NON TINH HOA; tư vấn, đào tạo quản lý, giáo viên Montessori] từ Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt vui lòng liên hệ:

—————

Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt

B17-21, Violet 2, Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, đường Hàm Nghi, q. Nam Từ Liêm.

Website: http://iedv.edu.vn/https://lethilananh.vn/; Email: cskh.vieniedv@gmail.com

Hotline: 090 22 898 11 (cô Lan Anh, Viện trưởng); 0898 571 456 (thầy Quang Thăng)

_­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­____________­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________
Link giới thiệu từng khóa:

*) Khóa Quản trị & Phát triển trường Montessori bền vững: https://bit.ly/2PJOwis

*) Khóa Giáo viên Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2NlAiYs

*) Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2MHXCKD

*) Gói tư vấn, CGCN mô hình trường MN Montessori: https://bit.ly/2vEIven