Xúc giác: cảm giác nhiệt độ và trọng lượng.
Có thể luyện tập đồng thời cảm giác nhiệt độ và trọng lượng. Trong quá trình luyện tập xúc giác, việc chạm vào các đồ vật là bắt buộc phải có. Ngoài ra, ngâm tay vào nước nóng còn có lợi ích khác nữa: vừa rửa tay vừa dạy trẻ cách vệ sinh, ví dụ khi tay bẩn thì không được chạm vào đồ vật khác. Vì thế Montessori biến một số khái niệm trong cuộc sống như rửa tay, cắt móng tay thành hoạt động mang tính chất chuẩn bị để kích thích xúc giác.
Việc luyện tập cảm giác đầu ngón tay có hạn chế của nó, nhưng lại là giai đoạn bắt buộc phải có trong quá trình giáo dục. Bởi nó đặt nền móng cho việc dùng tay tiếp xúc với đồ vật sau này. Vì thế nên yêu cầu trẻ dùng xà phòng rửa tay trong một bồn nước, rồi dùng nước sạch tráng lại ở bồn rửa khác. Tiếp đó, dạy trẻ cách lau tay nhẹ nhàng cho khô. Qua đó ta có thể dạy trẻ cách rửa tay sao cho đúng. Bước tiếp theo ta dạy trẻ cách chạm vào đồ vật khác, cũng có nghĩa là cách để tiếp xúc với bề mặt vật thể. Để làm điều đó, ta nên cầm tay trẻ nhẹ nhàng chạm vào đồ vật.
Một kỹ xảo đặc biệt khác là, khi chạm vào đồ vật, hãy cho trẻ nhắm mắt lại, khuyến khích và cho trẻ biết rằng, dùng xúc giác sẽ phân biệt đồ vật tốt hơn. Như vậy sẽ giúp trẻ phân biệt những tín hiệu xúc giác khác nhau khi không có sự trợ giúp của thị giác. Trẻ sẽ học rất nhanh và thích thú với cách học này. Sau khi luyện tạp bước đầu, bạn dẫn dắt, chỉ cho trẻ cách nhắm mắt lại chạm vào bàn tay bạn, hoặc quần áo, tốt nhất là vải lụa hoặc bông. Bằng cách này, trẻ sẽ được luyện tập cảm giác, trẻ sẽ thích chạm vào bất cứ bề mặt mềm mại nào, đồng thời cũng rất nhạy cảm với bề mặt giấy thô ráp.
Về cảm giác nhiệt độ, chúng ta dùng một bộ bát bằng kim loại đựng nước ở những nhiệt độ khác nhau. Montessori từng dùng nhiệt kế để đo, làm vậy đảm bảo có hai bát có nhiệt độ bằng nhau.
Bà từng tạo ra một bộ giáo cụ làm từ kim loại siêu nhẹ, bên trong đựng đầy nước. Mỗi bát đều có nắp kèm theo nhiệt kế. Chạm vào bát từ bên ngoài là có thể cảm nhận được nhiệt độ.
Bà cho trẻ ngâm tay vào nước lạnh, nước ấm, nước nóng. Trẻ rất thích những bài tập như vậy. Bà cũng muốn thử với chân nhưng chưa có cơ hội.
Về bài luyện tập cảm giác trọng lượng, ta có thể tận dụng những mẩu gỗ nhỏ có kích thước 6 x 8 x 0,5cm: Trọng lượng chênh nhau 6g một, lần lượt là 12g, 18g và 24g. Nên tạo cho những mẩu gỗ này bề mặt nhẵn nhụi, nếu có thể hãy quét một lớp sơn bóng lên bề mặt, như vậy vẫn quan sát được màu sắc tự nhiên của gỗ. Hãy cho trẻ xòe hai tay ra, mỗi bàn tay đặt một mẫu gỗ rồi đưa tay lên xuống để phán đoán trọng lượng. Quá trình di chuyển tay của trẻ nên nhẹ dần cho đến khi không còn phân biệt được nữa. Ta nên để trẻ phân biệt trọng lượng chứ không phải màu sắc, vì thế nên để trẻ nhắm mắt lại. Sau khi trẻ biết tự giác làm như vậy rồi sẽ rất hứng thú với việc “đoán”.
Trò chơi như vậy sẽ thu hút sự chú ý của những đứa trẻ xung quanh, chúng sẽ vây quanh đứa trẻ cầm mẩu gỗ để lần lượt đoán. Đôi khi trẻ sẽ tự nhắm mắt lại và thay nhau thử, chúng sẽ chơi rất vui vẻ.
Cơ hội nhận Học bổng Khóa đào tạo Giáo viên Montessori trị giá 20 triệu đồng ==> Quý Thầy Cô vui lòng xem tại: https://goo.gl/QEaPx9
Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Theo: Phương pháp Montessori.