Tại lớp học Montessori, như đã nói ở bài viết trước, mọi vật dụng đều phải nhỏ gọn, dễ di chuyển và phù hợp với kích thước chiều cao của trẻ, với mục đích là trẻ phải tự làm được mọi việc. Các em có cơ hội quan sát người lớn làm và sau đó tự mình thực hành các bài tập liên quan đến kỹ năng sống.
Giáo viên hướng dẫn các em tự làm vệ sinh, ví dụ như việc rửa tay và làm sạch móng tay. Có lúc giáo viên còn dạy các em rửa chân, đánh chân, súc miệng, dạy các em chú ý khi rửa tai và mắt. Giáo viên dạy các em cách vệ sinh cá nhân, như rửa mặt phải dùng nước sạch, rửa tay phải dùng xà phòng và nước, đánh răng bằng bàn chải… Giáo viên dạy các em lớn giúp đỡ các em nhỏ hơn, như vậy những em nhỏ hơn sẽ học cách chăm sóc bản thân nhanh hơn.
Sau đó kiểm tra phòng học, xem mọi thứ trong phòng có sạch sẽ hay không. Giáo viên dạy các em cách quét dọn những góc có nhiều bụi, dạy các em cách sử dụng những dụng cụ lau chùi, quét dọn trong phòng, như khăn lau, bàn chải và chổi. Các em sẽ làm những việc này rất nhanh nếu được tự do làm việc. Sau đó các em sẽ ngồi vào chỗ của mình, giáo viên sẽ giảng về tư thế ngồi đúng: giữ trật tự, hai chân đặt xuống sàn, tay đặt lên bàn, đầu giữ thẳng. Giáo viên dạy các em khi đứng lên và ngồi xuống cố gắng không gây ra tiếng động. Làm như thế trẻ sẽ học được cách cẩn thẩn và giữ trật tự khi đi lại.
Cuối cùng, giáo viên bố trí các bài tập bằng động tác, như lễ nghi khi gặp và khi tạm biệt, cách cúi chào, khi cầm đồ vật phải nhẹ nhàng, giữ lễ khi nhận đồ vật…. Giáo viên sẽ hướng dẫn cả lớp chú ý đến những học sinh giữ vệ sinh sạch sẽ, những phòng học được thu gọn gàng, những lớp học trật tự hay những động tác đẹp mắt của một em nào đó. Nhưng giáo viên phải có thái độ ôn hòa, tránh dùng những từ ngữ ca ngợi quá lời.
Cơ hội nhận Học bổng Khóa đào tạo Giáo viên Montessori trị giá 20 triệu đồng ==> Quý Thầy Cô vui lòng xem tại: https://goo.gl/QEaPx9
Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Theo: Phương pháp Montessori.