Nhật ký ngày 6/9/2018 K18 Khóa đào tạo Giáo viên Montessori tinh hoa

DAY 4 – NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM MONTESSORI (bài viết của học viên)

Sau kỳ nghỉ lễ vui chơi thỏa thích, trở lại với lịch sinh hoạt học tập thường ngày, tất cả dường như chưa kịp “bắt nhịp”! Các bé có vẻ không hào hứng lắm với hoạt động học, nhưng lạ là các cô không hề ép trẻ phải ngồi vào học ngay, mà vẫn cứ để trẻ ‘thích nghi lại’ từ từ, và bằng sự dịu dàng vốn có, cộng thêm ‘kỹ năng’ cực tốt, cô đã cuốn trẻ vào hoạt động của lớp một cách tự nhiên nhất!

Được như vậy là nhờ khả năng quản trị lớp và nắm bắt tâm lý trẻ của các cô được rèn luyện kỹ lưỡng, cộng với tình yêu thương, sự nhẫn nại tuyệt đối của ‘văn hóa Mon’!

Trong tất cả các hoạt động học của Mon, ‘độ khó’ sẽ được tăng dần nhằm giúp khả năng quan sát, tốc độ phản xạ của tư duy trẻ được phát huy tối đa! Đồng thời với việc quan tâm đến từng cá nhân, trẻ được bộc lộ ý kiến rất tự nhiên, không bị gò ép, còn khuyến khích trẻ tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động học ngày một tốt hơn, mang đến cho trẻ nhiều niềm vui hơn! 

Ở đâu mà cô giáo mầm non lại đi hỏi trẻ “hôm nay các con thấy lớp học mình thế nào, con thích nhất/ không thích hoạt động nào, và tại sao con lại thích/ không thích hoạt động đó” rồi để trẻ được nói lên tiếng nói của mình và cô lắng nghe với tất cả sự trân trọng, cầu thị chưa?! Chỉ một hành động đó thôi, đã khiến trẻ cảm thấy rất tự hào và tự tin vào bản thân mình! Vì trẻ tin rằng mình ‘quan trọng’, ý kiến của mình được cô ghi nhận và đánh giá cao! Bản thân cô cũng ‘được lợi’ từ những việc ấy, vì những lời trẻ con đó chính là tấm gương phản chiếu hành vi của các cô! Để các cô biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo để làm cho các con được tận hưởng ‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui’ đúng nghĩa! CHỈ CÓ THỂ LÀ MON!

Chúng ta thường thấy trẻ chỉ được ‘tham dự’ vào các hoạt động ở trường/ ở nhà sau khi cô giáo hoặc cha mẹ đã ‘chuẩn bị đâu vào đấy’, chứ không cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị, vì ‘để chúng làm thì biết bao giờ mới xong’! Và như vậy trẻ sẽ khó mà học được những bài học thực tế, vì ‘không làm thì sẽ không làm sai gì cả’! (và đương nhiên cũng sẽ ‘không học được gì’!). Nhưng hãy nhớ lại đi, tất cả những cái gọi là ‘kinh nghiệm’ của bạn, có phải đa số đều được rút ra sau mỗi lần ‘thất bại, sai lầm’ hay không?! Vậy tại sao chúng ta không cho bọn trẻ cơ hội ‘được làm sai’ để chúng được học những bài học tốt nhất, được phát huy tối đa khả năng của chúng?! Chính việc được THAM GIA vào quá trình chuẩn bị cho mọi hoạt động, trẻ sẽ học được nhiều nhất, phát huy tất cả các giác quan tốt nhất! Và hãy luôn nhớ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA TRẺ LÀ CẢ 1 QUÁ TRÌNH!

#Hành_trình_thẩm_thấu_Montessori
#K18_Lãnh_đạo_trường_mn_Tinh_hoa_Montessori
Bài viết thể hiện quan điểm cảm nhận cá nhân của học viên Tống Thị Huyền Trang đến từ Bình Dương.