Nhược điểm của Phương pháp Giáo dục sớm Montessori là gì?

Nhược điểm của Phương pháp Giáo dục sớm Montessori là gì?
(Bài 9 trong chuỗi bài về Montessori)
Trong nhiều hội thảo của các chuyên gia Việt Nam, chuyên gia nước ngoài; đọc các tài liệu về giáo dục sớm, các sách chuyên về Montessori, tôi nhận thấy rất HIẾM KHI có lời nào phàn nàn về phương pháp này.
Vậy, Montessori có những nhược điểm gì?
Cũng có những băn khoăn như tôi, một người đam mê giáo dục sớm đã mang câu hỏi này để nhờ Chuyên Gia Martha Monaha giải thích – Martha Monaha là thạc sĩ giáo dục Toàn Diện và là giáo viên của 2 tổ chức Mon danh tiếng nhất thế giới AMI và AMS . Cô nói:
[KHÔNG THẤY có điểm dở nào trong Montessori bởi vì Maria Montessori hoàn toàn dựa trên các nghiên cứu khoa học, tập hợp tất cả những gì là tinh hoa nhất cả các nhà giáo dục lỗi lạc, cộng thêm những nghiên cứu trực tiếp của bà từ trẻ em. Chương trình đào tạo Montessori AMS cũng luôn cập nhật các nghiên cứu khoa học mới để đưa vào chương trình dạy. Nếu có dở ở đâu thì đó là do GIÁO VIÊN Mon, trường Mon không được đào tạo bài bản, không áp dụng đúng triết lý Montessori.
Những ai nói ra những điểm dở chẳng qua là những người HIỂU LẦM về Mon và chưa bao giờ nhận được nguồn thông tin ĐÚNG ĐẮN và CHÍNH THỐNG về Mon cả. Nếu bạn không phải là sinh viên đại học Oxford, mà lại đứng ngoài phê phán Oxford thì những sự phán xét của bạn là không có cơ sở. Nếu bạn không phải là 1 người đi học Mon từ 1 nguồn CHÍNH THỐNG, thì bạn cũng không đủ thông tin để mà phán xét Mon.]
Cá nhân tôi, sau hơn 6 năm NGHIỀN NGẪM các bộ sách về phát triển tư duy, phát triển não phải & giáo dục sớm của Montessori, của Gleen Doman, Phùng Đức Toàn hay các bộ sách dạy con của Nhật, tôi cũng phải thừa nhận rằng: Những gì Montessori đã nghiên cứu và dạy cho trẻ thực sự rất đáng quý, khoa học và có hệ thống. (Riêng về tính hệ thống trong Montessori, tôi xin được chia sẻ trong chuỗi bài sau).
Xin nói thêm, không có bất kỳ phương pháp nào tuyệt đối đúng trong mọi quốc gia, mọi dân tộc; nhưng, những gì tốt nhất cho thế thệ trẻ, có lợi cho dân tộc nhất trong số các phương pháp khác – chúng ta có quyền lựa chọn cho một Việt Nam thịnh vượng hơn.
Có chăng, cái gọi là NHƯỢC ĐIỂM của trường Mon là:
– Học phí quá cao với đa số thu nhập bình quân của người dân Việt.
– Phương pháp quá khác biệt với cha mẹ Việt -> nên đâu đó vẫn có những nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp này (đương nhiên, khi chưa hiểu, người ta có quyền đặt dấu hỏi)
– Trường Mon ít quá, số đông học trò ít có cơ hội được trải nghiệm. Điều này dễ hiểu vì: Để đào tạo được 1 chuyên gia Mon, 1 giáo viên Mon không đơn giản chút nào. Nhất là tại Việt Nam, giáo dục sớm trong trường mầm non vốn quá hiếm người quan tâm. Đa số cha mẹ Việt đều cho rằng: Ôi, dưới 6 tuổi biết gì mà dạy, cho tụi nhỏ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN

Thế nên, là một nhà nghiên cứu đi sau, tôi thấy mình thật may mắn khi được thừa hưởng thành quả nghiên cứu của những nhà khoa học lỗi lạc trước đó. Việc của chúng tôi – thế hệ hậu sinh này là: Làm sao để Montessori có thể phù hợp nhất với học trò Việt Nam – nói một cách chính xác là: phù hợp với quan điểm giáo dục con trẻ của cha mẹ Việt Nam. Có quá nhiều còn mơ hồ về giáo dục sớm.
Đó là lý do, tôi sẽ viết chuỗi bài chia sẻ về [Giáo dục sớm & phát triển não phải cho trẻ em]- mong cung cấp những thông tin hữu ích nhất, giá trị nhất, khoa học nhất – để bố mẹ Việt có thể ứng dụng một phần tại nhà hoặc tìm được những ngôi trường Mon cho con theo học (vốn còn rất ít và rất thiếu ở Việt Nam).
Lê Thị Lan Anh.
_______________
Link 9 bài bài về các chủ đề của phương pháp giáo dục Montessori & tài liệu hữu ích khác: