GIÁO ÁN THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

GIÁO ÁN THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

A. GIÁO ÁN NỘI DUNG VÀ GIÁO ÁN NĂNG LỰC

Giáo án là sự hình dung kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên (GV) với một đối tượng học sinh (HS) cụ thể và một nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian cụ thể… Vì thế nó là sản phẩm cá nhân. Không có và không nên yêu cầu có một giáo án mẫu, chung cho tất cả mọi GV; chỉ cần thống nhất một số yêu cầu cốt lõi cần có, còn trình bày giáo án như thế nào tùy mỗi người.

Giáo án dạy học Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực (gọi tắt là giáo án năng lực) đương nhiên cần khác với giáo án dạy học chạy theo nội dung (gọi tắt là: giáo án nội dung).
Giáo án nội dung là giáo án nêu lên các nội dung bài dạy mà GV cần truyền thụ cho HS. Tức là trả lời câu hỏi: bài học gồm những nội dung gì? (dạy cái gì?).
Giáo án năng lực là giáo án nêu lên các hoạt động (công việc) mà GV tổ chức cho HS thực hiện để tìm ra nội dung cần học, qua đó mà biết cách học. Tức trả lời câu hỏi: bài học cần dạy bằng cách nào, thông các hoạt động nào?
Giáo án nội dung tập trung vào mục tiêu trang bị những kiến thức, hiểu biết của GV về một vấn đề nào đó cho HS; HS tiếp thu những kiến thức mà GV cung cấp một chiều và mang tính áp đặt (cũng có phát vấn và yêu cầu HS trao đổi…nhưng cuối cùng vẫn là ý kiến của GV), do đó hạn chế về cách học và tự học.

Giáo án năng lực tập trung vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, HS thực hiện các hoạt động để tự tìm ra kiến thức, hiểu biết phù hợp với mình và qua đó biết cách học và biết tự học.
Giáo án nội dung giúp HS biết nhiều nhưng vận dụng được ít, làm và thực hiện rất lúng túng trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới.
Giáo án năng lực giúp HS biết có thể không nhiều nhưng vận dụng được, làm và thực hiện được trong tình huống tương tự, nhất là ngữ cảnh và vật liệu mới.

B. CÁC YÊU CẦU THIẾT YẾU CỦA 1 GIÁO ÁN NĂNG LỰC

Không có giáo án chung nhưng khi soạn bài cần phải đáp ứng một số yêu cầu cứng (bắt buộc). Giáo viên cần có quan niệm về giáo án năng lực một cách linh hoạt, vừa chú ý những yêu cầu cứng (bắt buộc) vừa dành khoảng trống cho sự sáng tạo, khác biệt của mỗi GV.
Yêu cầu cứng (cần có) của giáo án năng lực gồm những điểm sau đây:

1. Mục tiêu bài học cần hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực đặc thù của môn học. Cụ thể là mỗi bài học cần xác định mục tiêu phát triển năng lực cụ thể như thế nào? Với môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cụ thể được phát triển qua bài học này như thế nào? Vì thế cần chú ý yêu cầu cần đạt về các năng lực này đã nêu trong chương trình mỗi lớp. Các năng lực lớn phải qua nhiều bài học mới hình thành được, nhưng mỗi bài học phải hướng tới các biểu hiện cụ thể của năng lực ấy và gắn với nội dung bài học cụ thể của giờ học ấy. Chú ý xác định mục tiêu phù hợp với đối tượng, tránh ôm đồm (nhiều) nội dung và yêu cầu quá sức (độ khó).

2. Tiến trình giờ học phải thông qua các hoạt động và bằng các hoạt động học tập là chính; trong đó HS phải tham gia hoạt động: tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi, phản bác, chứng minh, phân tích…. rút ra nhận xét, kết luận của mình; GV là người nêu (giao) nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức hoạt động và gợi mở, nêu ý kiến của mình khi cần thiết (đúng lúc, đúng chỗ). GV không làm thay, học thay cho HS; hạn chế diễn giảng, tránh áp đặt ý kiến của mình, tôn trọng ý kiến của HS, nhất là trong tiếp nhận văn bản…

Các hoạt động học tập phải bám sát và tập trung thực hiện mục tiêu đã đề ra, tránh tình trạng mục tiêu chỉ nêu cho có, không thấy hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã nêu. Mỗi mục tiêu có thể tổ chức một hoặc nhiều hoạt động. Nhưng nhìn chung không nên tổ chức quá nhiều hoạt động trong một giờ học. Muốn thế cần xác định mỗi bài học theo nguyên tắc vừa có diện (bề rộng), vừa có điểm (trọng tâm). Những nội dung diện dành ít thời gian, tập trung vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ với bài đọc hiểu một tác phẩm văn học, diện chính là giúp HS nắm được bao quát chung để thấy tính chỉnh thể của tác phẩm, còn trọng tâm chính là một vài vấn đề sâu sắc và lý thú của tác phẩm. Không nên yêu cầu HS khai thác tràn lan tất cả mọi chi tiết, mọi vấn đề, mọi yếu tố hình thức thể loại của tác phẩm. Việc xác định trọng tâm ấy phụ thuộc vào trình độ của GV dựa trên mục tiêu, yêu cầu của bài học và đối tượng HS. Một văn bản- tác phẩm, nhất là các tác phẩm lớn có rất nhiều vấn đề cần khai thác, nhưng với từng đối tượng người học GV chỉ nên xác định một vài vấn đề thật thiết yếu và phù hợp; còn lại có thể gợi mở để HS tự tìm hiểu thêm.

Vấn đề trọng tâm của mỗi bài học cần bám sát yêu cầu đọc hiểu của chương trình và nên trao đổi trong tổ nhóm để thống nhất chung. Ví dụ ít nhất giờ đọc hiểu phải chú đến các hoạt động trọng tâm như: i) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản thông qua các hình thức nghệ thuật; ii) Hướng dẫn HS liên hệ, kết nối, so sánh với bối cảnh văn hóa xã hội và với những trải nghiệm của bản thân để gắn kết vấn đề đặt ra trong VB với người học… Hoạt động thứ nhất hướng tới yêu cầu hiểu khách thể (văn bản), hoạt động thứ hai hướng tới yêu cầu hiểu chủ thể (người đọc). Đọc hiểu không chỉ là hiểu văn bản mà còn hiểu chính mình.

3. Chú ý yêu cầu tích hợp và phân hóa, trước hết là tích hợp dạy học tiếng Việt trong cả nội dung đọc hiểu, viết và nghe, nói. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp và nhằm phát triển năng lực đòi hỏi phải gắn các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. Các kiến thức tiếng Việt phải phục vụ trực tiếp cho yêu cầu hiểu, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm cũng như giúp cho kĩ năng viết và nghe nói đúng hơn, hay hơn và thuần thục hơn. Hạn chế tối đa việc dạy tiếng Việt chỉ để biết tiếng Việt, chỉ để nhận diện và miêu tả các đơn vị ngôn ngữ, để nhằm trở thành nhà ngôn ngữ học… Vì thế mỗi bài cần tìm hiểu kĩ ngữ liệu văn bản để xác định được các tình huống, ngữ cảnh xuất hiện các đơn vị tiếng Việt cần dạy, từ đó yêu cầu HS nhận diện, phân tích vai trò tác dụng và ý nghĩa của đơn vị tiếng Việt ấy gắn với văn cảnh cụ thể. Hoạt động đó vừa là dạy tiếng Việt theo hướng hành dụng, thiết thực, vừa đúng nguyên tắc tiếp nhận văn bản ngôn từ. Việc tích hợp với dạy học Ngữ văn còn cần tích hợp các vấn đề liên môn và xuyên môn. Tuy nhiên văn học chính là cuộc sống, nó hàm chứa trong đó tất cả các vấn đề xã hội và nhân sinh vì thế GV cứ dạy thật tốt giờ Ngữ văn cũng là đã thực hiện tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn rồi.

Yêu cầu phân hóa đòi hỏi giờ học cần có các nhiệm vụ, nội dung, cách thức tổ chức học tập phù hợp cho đối tượng HS: yếu kém, trung bình và khá giỏi. Muốn thế cần chú ý đến tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức, hoàn cảnh cá nhân, khai thác vốn hiểu biết và sự trải nghiệm (tri thức nền) của người học.
Trên đây là những yêu cầu cốt lõi cần có với giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung, với môn Ngữ văn nói riêng. Tất cả các yêu cầu khác như các bước lên lớp, mở đầu và kết thúc, sử dụng thiết bị dạy học, hình thức dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học… đều khuyến khích GV tự chủ, sáng tạo và không cần phải bắt buộc như nhau. Từ các điểm trên GV vận dụng vào các bài học một cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng môn học.

~~~~~~~*****~~~~~~

Nguồn: PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống/bigschool.vn

Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt

————THÔNG TIN LIÊN HỆ————
Hà Nội: B17-21, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL.
Bình Dương: 219 Võ Thị Sáu, p.Đông Hòa, TX.Dĩ An.
Toàn quốc:
090 22 898 11 (Mrs Lan Anh – Viện trưởng);
0898 571 456 (Mr Thăng – Phó Viện trưởng);
0977 702 620 (Mr Thông_TP. CSKH & PTTT).
Khu vực phía Nam:
090.228.9811 (Mrs Lan Anh – Viện trưởng);
0983 041 604 (Mr Vỹ – Trưởng đại diện KVPN).
_______________________________
Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt
1. Chuyển giao công nghệ trọn gói Trường Mầm non, Tiểu học ứng dụng Montessori: https://bit.ly/2vEIven
2. Đào tạo giáo viên, chuyển giao công nghệ Trung tâm Toán Thông minh – Bàn tính Số học Trí tuệ VinaBacus: https://bit.ly/2F51aFa
3. Đào tạo giáo viên, chuyển giao công nghệ Trung tâm Kỹ năng sống: https://bit.ly/37rCKmi
4. Nhà phân phối Chương trình Sinh trắc Vân tay:
5. Huấn luyện các khóa Trại hè, HKQĐ & kỹ năng sinh tồn: https://bit.ly/2D0N5aT
6. Khóa Đào tạo Khóa Giáo viên Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2Ig5sMM
7. Hội thảo Montessori trong nước, quốc tế: https://bit.ly/2pDRaPt
8. Hệ thống Mầm non Paris Montessori School: https://bit.ly/2Xx0ykc
_______________________________
Viện Giáo dục IEDV chuyên đào tạo các khóa học về Montessori:
Các khóa đào tạo tại Hà Nội:
Khóa GV Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2Ig5sMM
Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2wTfgFI
Khóa Quản trị trường Montessori: https://bit.ly/2XV1fDe

Các khóa đào tạo tại TX Dĩ An, Bình Dương:
Khóa GV Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2TRlROa
Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2O8HynF
Khóa Quản trị trường Montessori: https://bit.ly/2Fl5aCD

Viện Giáo dục IEDV là đơn vị chuyên nghiệp trong chuyển giao công nghệ trọn gói mô hình Trường Mầm non, Tiểu học ứng dụng Montessori; tư vấn & đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên cho các trường Mầm non, Tiểu học Montessori: https://bit.ly/2vEIven
——————-
TRI THỨC SẺ CHIA LÀ TRI THỨC SỐNG

_____________________________
Website cá nhân, KHO DỮ LIỆU về Viện trưởng Lê Thị Lan Anh: https://lethilananh.vn
Website của Viện IEDV, KHO DỮ LIỆU SUỐT GẦN 1 THẬP KỶ: http://iedv.edu.vn