Bộ giáo cụ bao gồm ba bộ xếp gỗ có kích thước 55 x 8 x 6 cm, mỗi bộ gồm 10 bộ phận, 10 bộ phận này nằm tại 10 lỗ tương ứng trên khúc gỗ. Những bộ phận nhỏ này có hình trụ tròn, trên đỉnh mỗi hình trụ là một núm nhỏ bằng gỗ hoặc đồng làm tay cầm.
Một trong ba bộ gỗ có những hình trụ gỗ cao bằng nhau (đều 55cm) nhưng đường kính thì khác nhau. Nhỏ nhất là 1cm, rồi tăng dần từng 0,5cm. Bộ thứ hai đường kính những khối gỗ là như nhau, chỉ khác về chiều cao. Thấp nhất là 1cm, còn lại lần lượt cách nhau 5cm, khối cao nhất là 55cm. Bộ thứ ba các khối gỗ khác nhau cả về đường kính và chiều cao. Khối thứ nhất chiều cao và đường kính đều là 1cm, những khối còn lại đều tăng 0,5cm cả hai chiều. Khi chơi với ba bộ khối gỗ này, trẻ sẽ biết căn cứ độ dày, độ cao và thể tích khác nhau để phân biệt các vật thể khác nhau.
Ba bộ giáo cụ này có thể cho ba đứa trẻ chơi cùng một lúc, trẻ còn có thể trao đổi với nhau các mảnh gỗ để trò chơi thêm đa dạng. Trẻ bỏ những mảnh gỗ ra trộn lẫn với nhau rồi xếp lại vào chỗ cũ. Điều cần chú ý là những khối gỗ này được làm bằng gỗ thông đã bào nhẵn và quét sơn bóng.
+ Độ dày: Bộ dụng cụ này bao gồm 10 khối lăng trụ có độ dày khác nhau. Khối lớn nhất có cạnh dưới 10cm, những khối bên dưới lần lượt giảm 1cm. Các khối gỗ có độ dài bằng nhau là 20cm. Đánh dấu những khối lăng trụ này bằng màu xám đen. Cho trẻ trộn lẫn hết những khối gỗ này lại, sau đó căn cứ độ dày xếp lại theo thứ tự. Những khối lăng trụ này từ khối đầu tiên đến cuối cùng phải sắp xếp theo thứ tự, càng ngày càng dày hơn.
+ Độ dài: Bộ giáo cụ này bao gồm 10 khối gỗ có mặt cắt hình vuông mỗi cạnh 3cm. Khối gỗ đầu tiên dài 1cm, khố cuối cùng dài 10cm, những khối ở giữa chiều cao cách nhau 1cm.
+ Thể tích: Chỉ độ lớn nhỏ của vật thể. Bộ giáo cụ gồm 10 khối lập phương bằng gỗ sơn màu hồng. Khối lớn nhất có cạnh dài 10cm, nhỏ nhất cạnh dài 1cm. Trò chơi này yêu cầu trẻ căn cứ theo độ lớn nhỏ của khối hộp, xếp thành hình tháp. Khối hộp lớn nhất ở dưới cùng, nhỏ nhất ở trên cùng làm đỉnh tháp.
Ba bộ giáo cụ trên có thể được sử dụng trong quá trình trẻ chơi trò chơi. Ta có thể để hết những bộ giáo cụ này lẫn với nhau dưới thảm hoặc trên bàn, rồi đặt những phần khác nhau xếp theo thứ tự tại một cái bàn gần đó. Mỗi lần trẻ đi lấy các khối gỗ, trẻ bắt buộc phải tập trung, vì trẻ phải ghi nhớ thứ tự của những khối gỗ này trong đống đồ xếp trên bàn.
Trò chơi này thích hợp với trẻ 4 -5 tuổi nhất, còn những trẻ 3 – 4 tuổi thích hợp với trò chơi xếp gỗ tại chỗ hơn. Những khối gỗ lập phương màu hồng xếp thành tháp rất có sức hút với trẻ dưới 3 tuổi, trẻ thường xếp xong, đánh đổ rồi lại xếp lại.
Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Nguồn: Phương pháp Montessori