Ngày thứ 2….
Hành trình thẩm thấu Montessori được làm đầy thêm qua chuỗi hoạt động quan sát lớp học thực tế. Có hòa mình vào không khí lớp học mới thấy hết được giá trị mà lớp học Montessori mang lại, từ phương pháp truyền đạt của giáo viên đến văn hóa ứng xử của tập thể (bao gồm cả các bạn nhỏ), tất cả góp phần tạo nên giá trị cốt lõi của hệ thống Paris Montessori School – đó là “văn hóa Montessori kiểu IEDV” đã được Việt hóa để phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Điều đó giúp cho trẻ có được sự tự tin tự chủ tuyệt đối nhưng vẫn đảm bảo tuân theo kỷ luật, trong khuôn khổ nhất định. Đó cũng chính là thế mạnh của lớp học trộn độ tuổi của “Montessori kiểu IEDV”.
Phương pháp truyền đạt của giáo viên rõ ràng rành mạch, ngắn gọn dễ hiểu (gọi là “không thừa từ” í!) lại không mang âm hưởng “mệnh lệnh” cứng nhắc khiến trẻ không hề có cảm giác mình đang bị buộc phải làm điều gì cả, không tạo ra cho trẻ chút áp lực hay ức chế nào!
“Muốn nhanh là phải từ từ” có lạ không cơ chứ! Thế nhưng thực tế ở lớp Montessori đã chứng minh điều ấy với kết quả mà bạn có thể nhìn và cảm nhận rất rõ ràng! Bản thân cha mẹ hay mắc các lỗi vô tình khiến trẻ bị “tước” đi cái quyền tự chủ tự lập của mình mà chúng ta không hề hay biết! Đó đơn giản chỉ là việc con nói chậm quá nhưng chúng ta đã kịp “hiểu ý con” và đáp ứng điều con muốn nói! Lâu dần khiến trẻ “nói chuyện cụt ngủn” hoặc khả năng thuyết trình của trẻ đối với các vấn đề mới rất kém! Hoặc như khả năng tự phục vụ, thay vì để trẻ tự thu dọn đồ chơi và cất về đúng vị trí mất rất nhiều thời gian, thôi thì “để mẹ làm cho nhanh”, thế là sau đó trẻ không cần làm nữa, vì nghĩ “mình không làm được việc này, để cha mẹ làm thay mình vậy!” Chỉ nhiêu đó thôi đã thấy cái cách chúng ta yêu con nó lại “hại” con thế nào chưa ạ! Vậy nên bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy ở lớp Mon, các cô “không làm gì cho con cả”, các cô chỉ “động viên và khuyến khích” để các con tự hoàn thành phần việc của mình một cách tốt nhất thôi!
Được như thế là cả quá trình xây dựng “văn hóa hành xử” chứ không phải kết quả của 1 vài ngày mà có!
Có lẽ phải dùng từ “siêu nhân” để mô tả các cô giáo Montessori thì mới tả được hết những gì các cô làm! Thật sự nể phục sự kiên nhẫn và dịu dàng tuyệt vời của các cô khi hành xử với trẻ! Dù là trẻ nhõng nhẽo mè nheo hay trẻ hiếu động nghịch ngợm, các cô không một hình phạt hay dọa dẫm nào, đều khiến trẻ tập trung trở lại với tâm thế sẵn sàng nhất!
Bạn sẽ làm gì khi con bạn giành đồ chơi và thậm chí đánh nhau?! Quát đứa đi tranh đồ và đánh em hay phạt con thật nặng “cho nhớ”?! Hay bạn sẽ làm gì khi mà cả lớp cùng học chỉ có 1 bạn nhất quyết “con không học đâu”, “con không thích”?! Có thể sẽ phải “dọa” phạt con để con miễn cưỡng học hoặc hứa cho quà để con học! Hay bạn sẽ làm gì khi chuẩn bị dạy thì các con cứ ồn ào “như cái chợ”?! Đập thước lên bàn và “tất cả im lặng cho cô nào”! Thế nhưng bạn sẽ đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác khi bạn được ở trong lớp Montessori! Ở đây giáo viên hoàn toàn tôn trọng trẻ, chấp nhận “sự khác biệt” của mỗi đứa trẻ, không bắt đứa trẻ phải “đồng phục nhận thức” với cùng khuôn mẫu nhất định, mà trẻ có cơ hội thể hiện bản thân, trẻ được “là chính mình”! Cô sẽ “xin phép” trẻ để được nói khi cả lớp đang tranh nhau nói “các con cho phép mẹ được nói chưa”, nếu các con trả lời “chưa”, thì “vậy mẹ sẽ đợi các con nói xong rồi mình bắt đầu trò chơi/ bài học này nhé!”
Tới đây bạn sẽ nghĩ “như vậy thì làm sao mà “dạy” được trẻ”! Thực tế hoàn toàn ngược lại, khi trẻ ý thức được là chính mình, trẻ sẽ có niềm tự hào về bản thân mình, tự trẻ cảm thấy rằng mình “có trách nhiệm” giữ gìn và nâng tầm cho “hình ảnh” đó bằng việc hoàn thành tốt các bài học hay tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp! Từ đó khuyến khích trẻ tự tin phát biểu trong bài học, mạnh dạn nói lên ý kiến cá nhân. Đây hầu như là điều “hiếm thấy” của đa số trẻ mầm non hiện nay! Ngay trong gia đình mỗi người cũng vậy, làm gì “có chỗ” cho con ý kiến này nọ, vì “con nít biết gì mà nói”! Nếu bạn cũng đang mắc lỗi tương tự, thì vẫn còn kịp cho bạn “sửa sai” với con đấy ạ!
Một điểm khác biệt nữa và cũng là “thế mạnh” của Montessori, chính là “lớp học trộn độ tuổi”! Nếu bạn nghĩ con mình nhỏ mà cho học chung với bé lớn hơn sẽ “bị ăn hiếp” rồi “không theo kịp” thì là vì bạn chưa được thấy lợi ích của việc này!
Trong lớp nếu con làm sai thì không phải cô mà chính là các bạn cùng học sẽ là người “sửa lỗi” cho con! Con đọc sai chữ bạn sẽ đọc lại đến khi con đọc đúng, con cuộn thảm sai cách sẽ có bạn chạy lại cuộn với con cho đúng, con ghép sai hình sẽ có bạn xung phong lên ghép lại, thế là cả 2 bạn cùng học, cả lớp cùng ôn lại kiến thức, và quan trọng hơn, là dạy cho trẻ biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau 1 cách tự nhiên nhất bằng hành động cụ thể chứ không chỉ qua lời nói “con phải biết yêu thương giúp đỡ bạn”! Đồng thời kích thích nhu cầu “được học”, “được làm đúng” như các anh chị của các bé nhỏ tuổi hơn để “được khen” như anh chị!
#Hành_trình_thẩm_thấu_Montessori
#K18_Lãnh_đạo_trường_MN_Tinh_hoa
P.s: Trích nhật ký của học viên Tống Thị Huyền Trang đến từ Bình Dương.
________________________
Quý Thầy Cô, quý Trường có nhu cầu cử nhiều giáo viên đi học theo hướng [Chuyển giao công nghệ trọn gói mô hình TRƯỜNG MẦM NON TINH HOA; tư vấn, đào tạo quản lý, giáo viên Montessori] từ Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt vui lòng liên hệ:
—————
Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt
B17-21, Violet 2, Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, đường Hàm Nghi, q. Nam Từ Liêm.
Website: http://iedv.edu.vn/; https://lethilananh.vn/; Email: cskh.vieniedv@gmail.com
Hotline: 090 22 898 11 (cô Lan Anh, Viện trưởng); 0898 571 456 (thầy Quang Thăng)
________________________
Link giới thiệu từng khóa:
*) Khóa Quản trị & Phát triển trường Montessori bền vững: https://bit.ly/2PJOwis
*) Khóa Giáo viên Montessori tinh hoa: https://bit.ly/2NlAiYs
*) Khóa Trợ tá Montessori: https://bit.ly/2MHXCKD
*) Gói tư vấn, CGCN mô hình trường MN Montessori: https://bit.ly/2vEIven