Mục đích của việc luyện tập tri giác là nhận biết vật thể bằng cảm giác, cũng có nghĩa là dùng xúc giác và cảm giác cơ bắp để nhận thức vật thể.
Montessori và các đồng sự đã thử nghiệm trên cơ sở sự kết hợp đó và đã thành công. Họ giải thích chi tiết về phương pháp này như sau:
Tài liệu dạy học đầu tiên của chúng ta là hình khối chữ nhật và hình lập phương. Ta cho trẻ mở mắt và tập trung cảm nhận một cách chuẩn xác với hai vật thể cố định này. Đồng thời lặp lại nhiều lần để tiềm thức trẻ ghi dấu ấn về vật thể đó.
Sau đó yêu cầu trẻ không nhìn vật thể đặt hình lập phương sang bên phải hình khối chữ nhật sang bên trái. Cuối cùng yêu cầu trẻ nhắm mắt lặp lại bài tập lần nữa. Sau hai, ba lần luyện tập hầu như mọi đứa trẻ đều hoàn thàn mà không mắc lỗi nào.
Vì bộ dụng cụ dạy học này có tất cả 24 khối lập phương và hình hộp chữ nhật nên cũng phải tốn nhiều công sức hơn, nhưng chắc chắn, khi trẻ luyện bài tập này, bạn bè trẻ sẽ chú ý tới và trẻ sẽ thích thú hơn.
Việc luyện tập về tri giác có thể lặp lại bằng nhiều phương pháp. Bản thân việc luyện tập mang lại cho trẻ rất nhiều niềm vui nhờ những gì trẻ nhận thức được về sự vật.
Ví dụ, trẻ sẽ cầm bất cứ đồ vật nào lên như búp bê đồ chơi, những quả bóng hay các loại tiền xu. Trẻ cũng dần biết cách phân biệt những thứ khác biệt nhau rất ít như sỏi, đá.
Trẻ sẽ thấy tự hào nếu không cần dùng mắt mà vẫn “nhìn” thấy. Trẻ sẽ giơ tay mà hét lên rằng: “Đây là đôi mắt của mình!”, “Mình có thể dùng tay để cảm nhận!”. Những đứa trẻ đó đang bước theo con đường ta đã vạch sẵn, chúng không thể biết rằng sự tiến bộ của trẻ mỗi ngày đều khiến ta vô cùng kinh ngạc. Khi trẻ thấy thích thú với những điều mới mẻ thì ta cũng quan sát trẻ bằng sự hiếu kỳ và trầm tư.
Admin: Cộng đồng GIÁO VIÊN Montessori Việt Nam.
Nguồn: Phương pháp Montessori