1. Có một thực tế: Cuồng ngôn tự phát
Sáng sớm nghe ồn ào ngoài ngõ, nhà Ông A bị ông B càn quấy. Ông C, ông D đứng ngoài, thấy vậy cũng hùa theo, chẳng biết phải quấy ra sao, cứ la hét bên ngoài để B lên tiếng chửi A -> kiểu như đám trẻ trâu đang đánh nhau loạn ngầu ngoài bãi. Mặc cho mọi người bát nháo bên ngoài, ông A lặng lẽ dắt xe, đội mũ bảo hiểm, nổ máy và đi làm.
2. Nghĩ đến sự im lặng của Đức Phật:
Nhân việc mấy hàng xóm quanh nhà lớn tiếng DẠY ĐỜI nhau, mình lại nhớ tới cách hành xử của Đức Phật:
Sách Phật kể rằng, khi Đức Phật đắc đạo rồi, Ngài cầm bình bát ra đường xin của bố thí để sống qua ngày. Khi đi qua một khu dân cư nọ, một người đàn ông lớn tiếng chửi bới Ngài, một số người xung quanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra cùng hùa theo. Nhưng đáp trả lại tất cả những kẻ cuồng ngôn, không biết phải quấy ấy, Đức Phật im lặng và tiếp tục bước đi trong thanh tịnh và an lạc.
Sau này, có người hỏi vì sao Ngài không phản ứng gì trước những hành động lỗ mãng, xúc phạm đến Ngài như thế, Đức Phật điềm tĩnh trả lời:
Thứ nhất: Người hiểu biết, có trí tuệ thông thái sẽ không hành xử lỗ mãng, không a dua theo đám đông – mà thực tế, họ chưa biết rõ thực hư ra sao. Đó là những kẻ đáng thương hơn đáng giận
Thứ 2: Kẻ quân tử không bao giờ làm việc chọc gậy bánh xe, vì thế những người hùa theo, hún vào để người đàn ông nọ chửi ta – chẳng qua cũng chưa đáng bậc quân tử. Mà những kẻ chưa đáng bậc anh hào, đâu đáng để ta lên tiếng.
Thứ 3: Miệng gần tai, họ chửi nhiều, chính họ sẽ phải nghe nhiều. Tự chửi, tự nghe rồi tự chán. Kẻ tầm thường là vậy. Cớ gì ta phải để trong đầu mấy thứ chẳng đáng đó.
Thứ 4: Ta an nhiên tự tại với tâm mình, chỉ có những kẻ sợ lỗi, sợ tội mới hay đi kể lỗi kể tội người khác – người ta gọi “có tật giật mình”. Rồi họ sẽ phải lớn khôn lên thôi, nhưng để lớn khôn hơn, họ phải trả giá cho cái sự thiếu hiểu biết của họ.
Người đệ tự hỏi và rồi ngộ ra rằng: Sự im lặng của Đức Phật thật nhiều ẩn ý:
– Im lặng không còn là coi thường
– Im lặng không chỉ là khinh bỉ
– Im lặng không phải là nhu nhược hay sợ hãy
hơn hết:
– Im lặng là bởi CHÍNH ĐẠO luôn thắng TÀ.
– Im lặng là bởi không muốn phí lời cho những kẻ chẳng đáng ba xu
Thấy thấm thía và thấy ông A kia im lặng bước qua, bỏ đi trước những lời đàm tiếu của mấy kẻ hàng xóm dư hơi kia mới thấy: kẻ trí luôn biết hành xử phù hợp. Dương dương tự đắc, bạo loạn như đám trẻ trâu ở Bình Dương (trong cuộc biểu tình vừa qua), sớm muộn cũng tự lãnh hậu quả.
Có nhiều cách để lên tiếng và im lặng (theo cách của Đức Phật) cũng là một cách lên tiếng, chỉ tiếc là, thiên hạ này mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu sa của sự im lặng đó.
P/s: Lan man đôi dòng nhân việc chứng kiến vụ hàng xóm cãi nhau và vụ tòa án xử lưu động đối với một số kẻ biểu tình trá hình, cướp tài sản của doanh nghiệp tại Bình Dương.
HN, 26/5/2014
Để lại một phản hồi