Những đóng góp về mặt học thuật của Maria Montessori
Để biết được bà Maria Montessori đã có những đóng góp gì thì chúng ta nên tìm hiểu về :
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Năm 1907 bà bắt đầu sự nghiệp là nhà giáo dục khi bà được mời tổ chức 1 trường trong khu tái định cư ổ chuột khu vực San Lorenzo, Ý. Trong giai đoạn này bà đã quan sát thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng và chất liệu được thiết kế để trợ giúp sự cảm nhận của giác quan .Tiến sĩ Montessori tiếp tục phát triển những sự trợ giúp dạy học chuyên biệt được dùng cho những trẻ trong môi trường thích hợp và tôn trọng những đặc tính riêng biệt của trẻ.
Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào năm 1897, sau khi tham dự khóa học giáo dục tại trường Đại học Rome và nghiên cứu các thuyết giáo dục hai trăm năm trước đó. Năm 1907, Bà mở lớp học đầu tiên của mình mang tên Casa dei Bambini, hay còn gọi là Children’s House (Ngôi Nhà Trẻ Thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma. Ngay từ ban đầu, Montessori đã bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua quan sát những gì trẻ trải nghiệm với môi trường xung quanh, với các học cụ và bài học được thiết kế dành riêng cho trẻ. Bà thường gọi công việc mà mình đang làm là ‘giáo dục mang tính khoa học’. Phương pháp Montessori sau đó được phát triển và mở rộng ra toàn nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt đã được xuất bản thành sách. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác, đặc biệt sau khi cuốn ‘The Montessori System Examined’ (tạm dịch là ‘Khảo Sát Hệ thống Giáo dục Montessori’) do một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành, đã hạn chế truyền bá tư tưởng của bà và sau năm 1914, phương pháp Montessori đã bị lu mờ đi. Nó chỉ thực sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại hàng nghìn trường học ở quốc gia này. Tiến sĩ Montessori tiếp tục công tác giảng dạy của mình trong suốt quãng đời còn lại của mình, nghiên cứu và phát triển toàn diện quá trình hình thành, phát triển tâm lý của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 24 tuổi. Ngoài ra, Bà cũng đã xây dựng các phương pháp tiếp cận giáo dục đối với những trẻ từ 0-3 tuổi, từ 3-6 tuổi, và từ 6-12 tuổi. Chương trình dành cho trẻ từ 12-18 tuổi cũng được bà nghiên cứu và lên chương trình, tuy nhiên nó không được phát triển vào thời của bà.
Vậy bạn có biết tính ưu việt của Montessori là gì không ?
Tôi sẽ bật mí cho bạn biết nhé !
Kiến trúc thượng tầng ( quan điểm, triết lý, hiện đại)
Trung tầng cơ sở, đội ngũ giáo viên ( khả năng quan sát trẻ , văn hóa ứng xử, tôn trọng trẻ)
Cơ sở hạ tầng ( hệ thống giáo cụ đồ sộ, nghiên cứu và ứng dụng phù hợp, bài học cụ thể , phát triển sâu các tầng kiến thức và kĩ năng cho trẻ
Tiếp theo chính là những giai đoạn phát triển của trẻ
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm 4 giai đoạn , từ 0-6 tuổi, từ 6-12 tuổi, từ 12-18 tuổi, từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn.
Nhưng đặc biệt giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng của một đứa trẻ. Nếu chúng ta biết cách ” kích hoạt” và ” khai mở” thì đứa trẻ đó sẽ trở thành một thiên tài, ngược lại nếu không biết cách “kích hoạt” và ” khai mở” thì trong 6 năm đầu đời đó chúng ta sẽ hủy diệt tương lai của đứa trẻ đó .
Trong giai đoạn này của một đứa trẻ thì :
Thời kì thẩm thấu : trẻ tiếp thu kiến thức một cách rất tự nhiên, giống như là một miếng bọt biển thấm hút nước vậy .
Thời kì nhạy cảm : đây là giai đoạn tuyệt vời nhất của đứa trẻ , trẻ học rất nhanh . Nhạy cảm ở đây có nghĩa là khả năng tiếp thu, lĩnh hội và phát huy nhóm kiến thức , kĩ năng nhất định tốt nhất . Thời kì nhạy cảm của trẻ như sau
+ Việc học tập, lĩnh hội ngôn ngữ – từ lúc mới sinh cho đến khoảng 6 tuổi
+ Tính trật tự- giai đoạn từ 1-3 tuổi
+ Sự gọt giũa tinh tế của các giác quan – từ lúc sinh đến 3 tuổi
+ Sự đam mê với đồ vật nhỏ bé _ khi trẻ được 18 tháng đến 3 tuổi.
+ Sự phát triển của các hành vi xã hội – khi trẻ được 2,5-4 tuổi.
Sự bình thường hóa : đây là khái niệm trưu tượng nhất trong giai đoạn 0-6 tuổi của trẻ. ở giai đoạn này trẻ có khả năng tập trung vào những hoạt động trong 1 thời gian và theo trình tự nhất định. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi được làm công việc mà mình muốn, trẻ sẽ biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác .
2 YẾU TỐ quan trọng trong phương pháp Montessori
– Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng hàng đầu cho phương pháp giáo dục của bà . Theo bà, môi trường giáo dục là nơi giúp trẻ phát triển, vì vậy môi trường cần có :
+ Cơ sở vật chất : đầy đủ, gọn gàng, ngắn nắp, sạch sẽ
+ Môi trường Montessori phải là môi trường đầy đủ và chuẩn bị trước
+ Môi trường phải thân thiện , gần gũi và loại bỏ được những chướng ngại vật làm cản trở sự phát triển của trẻ
+ Hệ thống giáo dục Montessori được nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ đến từng đường nét, góc canh, chất liệu và vai trò của chúng đối với mỗi bài học.
+ Giáo cụ trong Montessori có chức năng ” tự sửa sai”
+ Hệ thống giáo cụ mô phỏng đồ vật thật
– Vai trò của giáo viên:
+ Là người xây dựng môi trường giáo dục
+ Là người hướng dẫn, quan sát trẻ
+ Là người giúp trẻ học tập tự do .
3 đặc trưng của phương pháp Montessori
+ Hệ thống các giác quan
+ Lớp học trộn độ tuổi
+ Cá nhân hóa học trò.
5 nguyên tắc trong phương pháp Montessori
Đơn giản
Duy trì sự tập trung
Bình tĩnh và kiên nhẫn
Không có phần thưởng hay trừng phạt
Trực quan
Qua montessori giúp cho giáo viên có khả năng quan sát trẻ, văn hóa ứng xử, tôn trọng trẻ.Cơ sở hạ tầng có hệ thống giáo cụ đồ sộ, bài học có thể phát triển sâu sắc các tầng Kiến thức và kĩ năng cho trẻ. Đánh thức các tiềm năng đam mê trong trẻ, giúp trẻ luôn sáng tạo tìm tòi khám phá ra cái mới.Vào mỗi buổi học em cảm thấy rất hứng thú từ lời giảng, trả lời câu hỏi của học viên đến cách nói chuyện của các thầy cô rất nhiệt tình và có tâm.
#Viện_Phát_Triển_Giáo_Dục_Và_Trí_Tuệ_Việt
#k24_Khóa_Trợ_Tá_Montessori
#Paris_Montessori_School