Sự phát triển nhận thức của con người theo các mốc quan trọng trong cuộc sống

Sự phát triển nhận thức của con người theo từng #8_cột_mốc_quan_trọng trong cuộc sống:

Dựa theo lý thuyết của Erikson (1963), con người chúng ta có 8 cột mốc phát triển quan trọng và những điều xảy ra ở những mốc thời gian đó sẽ hình thành cách nhận định cuộc sống của mỗi người.

1)
Cột mốc trước 3 tuổi của cuộc đời:

Con người chúng ta thực sự lúc mới sinh ra sẽ luôn cần phải phụ thuộc vào người khác để sinh tồn, ko giống như động vật có thể đi đứng hoặc bay khi vừa sinh ra, chúng ta phải mất đến 2,3 năm mới có thể mờ hồ nhận thức được sự tồn tại.

Ở mốc mới sinh ra đến 18 tháng tuổi, sự kiện quan trọng nhất lúc này chính là được cho ăn, cho hơi ấm, cho sự bảo bọc. Trẻ em bắt đầu phát triển cảm giác tin tưởng và an toàn với bố mẹ. Nếu như thiếu đi sự che chở ở thời điểm này (ví dụ như bị bỏ rơi), chúng sẽ bắt đầu có sự ngờ vực thay vì có thể tin tưởng và nhìn ra bố mẹ mình như những đứa trẻ khác.

Độ tuổi trước 3 tuổi, chúng ta bắt đầu xuất hiện cảm giác tủi hổ và ngờ vực vào chính mình. Sự kiện quan trọng trong cuộc sống chúng ta lúc này ví dụ như là phải học cách đi vệ sinh. Chúng ta sẽ có cảm giác đang làm chủ cơ thể mình và cảm giác có thể tự mình điều khiển. Các em bé ở tuổi này nhưng lại không thể tự làm các việc trên sẽ dễ dàng thấy tủi hổ và nghi ngờ khả năng của bản thân.

2)
Độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, chúng ta bắt đầu biết cách đánh giá mọi thứ một cách độc lập, trẻ em ở tuổi này cũng có thể cảm nhận cảm giác tội lỗi. Sự kiện quan trọng ở mốc này chính là ta bắt đầu tò mò và muốn khám phá về những điều xung quanh. Nếu trẻ em ở thời điểm này được ủng hộ, động viên vào những điều mà bé tin tưởng cũng như nghĩ là đúng thì sẽ giúp chúng có thêm động lực thử thêm những điều mới. Còn nếu trẻ em ở tuổi này mà liên tục bị phủ nhận, bị chỉ trích vì điều chúng thích, bị bố mẹ hoặc người lớn chối bỏ những điều chúng tin hay điều chúng muốn làm => sẽ khiến đứa trẻ nhận thức được cảm giác tội lỗi, và không có động lực tiếp tục làm thêm những điều mới vì bản thân.

3)

Từ 6 đến 11 tuổi chúng ta bắt đầu bước vào trường học văn hoá. Nếu như thành công đạt được những thành tích trong học tập và các mối liên kết xã hội như thầy cô, bạn bè, được vui vẻ đón nhận và có được cái bản thân muốn. Ta sẽ nhận thức được sự tự tin, tin rằng bản thân có thể làm được gì đó.

4)
Độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi là một cột mốc quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ xã hội. Ở tuổi này chúng ta sẽ đứng giữa việc tìm ra cái tôi của mình, mình là ai. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra sự bối rối, dẫn bản thân đến một hình mẫu sai lầm không phải là mình. Thành công trong việc nhận thức được khả năng và điều mình muốn trở thành sẽ giúp ta thực sự sống với chính mình, biết mình là ai, mình muốn gì và điều gì có thể làm mình hạnh phúc, được trân trọng. Nhưng nếu thất bại trong việc tìm ra bản thân ở độ tuổi này, chúng ta dễ dàng rơi vào hỗn loạn, bối rối và dễ dàng mất đi bản ngã của chính mình. Khiến bạn dần đi xa khỏi con người thực sự của bản thân.

5)
Độ tuổi từ 19 đến 40 là những mâu thuẫn trong nhận thức về tình yêu và sự độc, cô lập bản thân giữa xã hội. Các mối quan hệ trong sẽ liên tiếp xuất hiện và hình thành lên cuộc sống của chúng ta,
người có được sự an toàn trong các mối quan hệ với người khác sẽ càng khiến sợ dây liên kết của họ với môi trường sống bền chặt hơn. Nhưng những người thất bại trong việc tìm kiếm tình yêu, sự công nhận và sự kết nối với người khác, họ sẽ dễ dàng sống trong sự cô đơn và tách biệt.

6)

Tuổi trung niên từ 40 đến 65 tuổi là nhận thức giữa thế hệ hoặc cảm giác cuộc sống bị đình trệ. Ở giai đoạn này chúng ta bắt đầu suy nghĩ về việc trở thành chỗ dựa cho con cái và muốn giúp đỡ người khác. Nếu thành công trong việc nuôi dạy con cái hoặc làm được nhiều việc tốt cho xã hội, người tuổi trung niên sẽ có cảm giác hữu dụng và được công nhận, một cuộc sống trôi qua được như ý muốn. Nhưng một người ở tuổi này lại không thành công trong việc đạt được những thứ trên sẽ có thể sinh ra cảm giác cuộc sống bị đình trệ và mệt mỏi, chán nản.

7)

Tuổi sau 65 sẽ là thời điểm ý thức luôn nghĩ về những ngày còn trẻ đã qua đi của bản thân. Là sự xuất hiện song song giữa cảm giác hài lòng với những điều mình đã sống và cống hiến hoặc cảm giác hối tiếc sâu sắc, mất mát và vô vọng. Khi nhìn lại những điều đã trải qua, nếu như họ cảm thấy họ đã sống đủ và không có gì để nuối tiếc, họ sẽ cảm nhận cuộc sống với lòng trắc ẩn, vị tha, thấu hiểu bản thân và nhìn cuộc sống bằng một ánh mắt không định kiến. Tuy nhiên, những người thất bại trong việc nhận thấy những điều này sẽ dễ dàng sống trong nuối tiếc, khổ đau, cay đắng và hối hận.

Lý thuyết này của Erikson luôn được dạy và áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới. Vệc nhìn thấy những ngã rẽ của cuộc đời chúng ta sẽ biết được bản thân đang nhận thức cuộc sống như thế nào. Cũng như hiểu được những người xung quanh chúng ta đang vẫy vùng hay đang chiêm nghiệm cuộc sống.

_____
Dịch: Nguyen Le Hoai Thuong , Psychology facts -Tâm lý học Việt Nam

Nguồn: Erikson, E. (1963). Childhood and society. Chapter 7.

Website Viện trưởng: https://lethilananh.vn
Website Viện IEDV: http://iedv.edu.vn