Những em bé khi lên tầm 3 tuổi- 3 tuổi rưỡi trở đi thường không còn “dễ bảo”, “dễ thuyết phục” như hồi 1-2 tuổi. Chính sự khó bảo, lí sự, thích bày tỏ chính kiến khiến bố mẹ gặp không ít khó khăn trong việc ứng xử và tương tác cùng con.
Chúng mình chia sẻ một vài bí quyết hi vọng các bố mẹ có thể tham khảo được.
1. THỪA NHẬN CẢM XÚC, NÓI LẶP LẠI NHỮNG ĐIỀU CON MONG MUỐN ĐỂ DẠY CON BIẾT LẮNG NGHE
Điều này cực kì quan trọng bởi nó giúp trẻ hiểu rằng bố mẹ đang lắng nghe mình. Chính trải nghiệm trẻ được bố mẹ lắng nghe sẽ giúp nuôi dạy những em bé cũng biết lắng nghe lời của người khác, thay vì chỉ biết quan tâm đến mỗi mong muốn của bản thân.
2. ĐẶT CÂU HỎI VỚI CON
Khi lên 3 tuổi rất nhiều mẹ có thể cáu với con, nhưng thực ra rằng sai lầm là do cách mình ứng xử với con. Thay vì bắt con phải làm theo ý mình, mình đổi sang việc đặt câu hỏi để con lựa chọn và nói ra suy nghĩ.
Chính việc thường xuyên đặt câu hỏi để con đưa ra chính kiến mà chúng ta có thể giúp con biết suy nghĩ, biết cãi rất tốt.
5 LOẠI CÂU HỎI THƯỜNG DÙNG:
5.1. Câu hỏi với Who, What, Where, When: Đây là những câu hỏi đơn giản để con đưa ra câu trả lời. Đừng nên hỏi những câu mà con chỉ trả lời Có/Không.
Ví dụ con đi học về mà cứ hỏi con đi học có vui không, thì bé nào cũng chỉ nói có/không là hết chuyện mà không mở rộng thêm ý. Bố mẹ hãy thử hỏi “Trò chơi nào con nhớ nhất hôm nay? Hoặc bố thấy cô giáo khen con trong tiết tạo hình, con đã làm cái gì đấy?… “, dần dần những em bé 2-3 tuổi sẽ biết diễn đạt những câu dài hơn nhờ những câu hỏi với chủ ngữ như này.
5.2. Đặt câu hỏi với Why, How
Với những em bé 3 tuổi trở lên bố mẹ hãy đặt thêm các câu hỏi Why và How nhé. Vì câu hỏi như này mới giúp trẻ tư duy sâu hơn, biết dùng lí lẽ nhiều hơn.
– Hãy nói cho mẹ biết 3 lí do vì sao con muốn được xem tivi/ăn bimbim/mua bimbim
– Con cảm thấy như thế nào khi con đánh bạn Bi?
– Con nghĩ rằng con sẽ phải làm gì để không mất trật tự trong lớp và ảnh hưởng đến các bạn khác.
Và sau đó con tự mình đưa ra cách giải quyết vấn đề của bản thân ở trường. Sau 1-2 lần con đã có ý thức hơn và tiến bộ hơn. Việc đứa trẻ được tự mình suy nghĩ và đưa ra quan điểm chúng sẽ có trách nhiệm với hành động hơn, so với việc người lớn thuyết giáo và bắt ép trẻ phải làm theo lời mình.
Có bố mẹ chỉ đưa cho con 2 lựa chọn rồi bắt con chỉ được chọn 1 trong 2. Ngoài những tình huống như chọn quần áo có 2 bộ, đôi giày có 2 cái con thử nghĩ xem chọn cái gì ra, thì những tình huống khác bố mẹ không nên đóng khung sự lựa chọn của con. Điều đó không giúp con có tư duy cởi mở để ứng biến trong nhiều tình huống, và không biết cách diễn đạt nhu cầu của bản thân.
Tình huống 1: (Cho con lựa chọn thời gian)
“Bây giờ sắp đến giờ đi tắm rồi, con sẽ chơi thê mấy phút nữa?
Con sẽ chơi thêm 5 phút nữa.
Được rồi, mẹ sẽ bấm chuông để con kết thúc nhé.
Tình huống 2: Đặt câu hỏi, cho con lựa chọn nhưng vẫn cần có giới hạn để con hiểu
Con muốn chơi thêm 5 phút nữa mẹ nhé.
Được rồi. (Nhưng sau 5 phút con vẫn chưa chịu về).
Có lần phải kiên quyết với trẻ: Con đã xin mẹ 5 phút để chơi rồi, con cần giữ lời hứa chứ.
Mẹ sẽ chờ con thêm 1 phút nữa nhé. Và nếu con không về thì mẹ sẽ về luôn.
5.3. Kiên nhẫn để chờ con tập nói ra nhu cầu của mình
Khi nóng giận thường bố mẹ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe con nói mà cáu luôn. Nhưng nếu ngay từ lúc trẻ còn diễn đạt chưa mạch lạc mà chúng mình không kiên nhẫn chờ đợi thì lớn lên con sẽ không chịu nói đầy đủ thành câu, nói trống không, nói câu cụt ngủn.
5.4. Hãy hiểu rằng con có suy nghĩ và chính kiến của riêng con mà mình cũng cần tôn trọng.
Có nhiều người lớn cũng thường hay nhắc trẻ phải làm ABC theo ý mình mỗi khi trẻ muốn làm một cái gì đó khác đi. “Con không được làm thế này, con không được làm thế kia”.
Chính thói quen luôn kìm kẹp và bắt con trẻ phải lập tức làm theo mong muốn của mình, là một phần kìm hãm sự sáng tạo và tự do thể hiện bản thân ở đứa trẻ.
Khi trẻ muốn làm một cái gì đó ngược lại với thông thường, nói điều gì trái với suy nghĩ bình thường (là những điều mà bố mẹ thường hay được lập trình sẵn) người lớn hãy kiên nhẫn quan sát và lắng nghe để xem điều trẻ làm đó có được hay không.
Sẽ không thể có những tư duy và hành động đột phá, sáng tạo nếu ngay từ nhỏ, trong sinh hoạt đời thường con không có cơ hội để thể hiện nó.
Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bố mẹ biết thêm cách để cùng con vượt qua giai đoạn phản kháng tuổi lên 3-4, biết cách giúp con nuôi dưỡng khả năng ngôn ngữ, nuôi dưỡng sự sáng tạo và chính kiến của riêng mình.
Đứa trẻ càng bướng bỉnh, càng cá tính, càng thích cãi thì mới có có nhiều khả năng để sống theo cách của riêng chúng, và tạo ra những giá trị cho riêng mình.
Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)
Paris Montessori – Our Love
Paris Montessori – Our Life
Paris Montessori – Our Work
Paris Montessori – Our Life
Paris Montessori – Our Work
Trường liên tục tuyển sinh trẻ từ 10 tháng đến 6 tuổi & #Học_Thử_3_buổi#TRẢI_NGHIỆM_MIỄN_PHÍ. Alo hoặc ib ngay để được tư vấn & tham gia ngay sau dịch nhé ạ.
Quý Cha Mẹ vui lòng đặt lịch thăm quan qua số: 19003196 (nhánh số 5)
====================
HỆ THỐNG MẦM NON PARIS MONTESSORI
Campus 1: 36 ngõ 139 phố Thiên Hiền, p. Mỹ Đình 1, q.NTL, HN
Campus 2: B17-21, Violet 2, Vinhomes Gardenia, p.Cầu Diễn, q.NTL, HN
Campus 3: 13-BT4 KĐT Ngoại Giao Đoàn, p.Xuân Tảo, q.BTL, HN